Công nghiệp sáng tạo: Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị?

4/4/140 nhận xét

Công nghiệp sáng tạo - Mây tre lá Việt Nam[Tư vấn chiến lược] Trong khi ngành công nghiệp sáng tạo (CNST) ở nhiều nước trên thế giới đóng góp cho GDP từ 7-15% thì tại VN, CNST còn khá mới mẻ, tự phát, chủ yếu là nhập khẩu dây chuyền công nghệ từ các nước.

“Có thể, chưa dám mơ rằng, một ngày nào đó sẽ có những nhà sáng chế tài ba như Bill Gates hay Mark Zuckerberg khiến thay đổi cả thế giới, nhưng chí ít cũng cần có một thị trường giao dịch công nghệ phát triển sôi động để làm nền tảng bứt phá”. (T.S Phan Thế Công – Trường ĐH Thương Mại)

Ít được quan tâm

Cuối năm 2013, ngành CNST của VN mới chỉ đóng góp được 3-5% tổng giá trị XK. Tại thị trường VN, nguồn cung ứng CNST chủ yếu là nhập ngoại. Mỗi năm, VN bỏ ra 10-15 tỉ USD cho việc mua máy móc, thiết bị, phụ tùng, chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. VN nhập khẩu công nghệ nhưng thực chất là nhập trang thiết bị, dây chuyền công nghệ toàn bộ mà chưa chú ý khai thác trí tuệ.

Một số chuyên gia cho rằng, VN nổi tiếng khắp thế giới với đặc sản như chè, cà phê, gạo, phở 24... nhưng nếu nói tới nền tảng kinh tế sáng tạo thì số thành công mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Như Bkav của Bkis đã chiếm lĩnh được thị trường nội địa sau khi phát hiện ra lỗi của phần mềm an ninh mạng các hãng máy tính nổi tiếng như Toshiba, Google, tìm ra dấu vết của các cuộc tấn công các hệ thống máy tính quan trọng của Chính phủ Mỹ và Hàn Quốc. Một số trường hợp các hãng công nghệ điện tử như với những chiếc máy tính “hàng Việt” như CMC, Sing PC, Mêkông Green, Vincaom, T&H... hầu như sụp đổ sớm hoặc không đủ lớn để người tiêu dùng nhớ tới.

Tiềm năng song hành cùng thách thức

VN có 90 triệu người với cơ cấu dân số trẻ. Đây là đội ngũ đóng góp nhiều nhất vào năng lực sáng tạo của đất nước. Những ngành công nghiệp sáng tạo có thế mạnh tại VN rất nổi bật là các ngành công nghiệp nhẹ, thiết kế mỹ thuật, du lịch, thủ công... Đặc biệt, VN có nguồn lao động trẻ, nhạy bén, linh hoạt trong sáng tạo và áp dụng những cái mới. Nhưng các ngành CNST tại VN lại chưa có định hướng phát triển cụ thể. VN có hơn 90% số DN nhỏ và vừa, nhưng đa số đều là các DN trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ, hoặc đa số DN sử dụng công nghệ gia công, công nghệ lạc hậu.

Theo Bộ Khoa học Công nghệ, năng suất công nghiệp phần mềm của VN khoảng 10.000USD/người/năm, Trung Quốc khoảng từ 14.000 - 18.000USD/ người/năm. Ở Mỹ là 140.000USD/người/năm. Điều này đủ để thấy sự tụt hậu của VN so với các nước ở cỡ nào.

Ngoài ra, phát triển CNST tại VN còn gặp nhiều thử thách, chẳng hạn như chính sách chưa theo kịp với nhu cầu DN trong CNST. Các hệ thống cơ chế ưu đãi về nguồn vốn và lãi suất vẫn chưa có sự ưu tiên xứng đáng cho DN ứng dụng CNST trong sản xuất kinh doanh. Sở hữu trí tuệ bị xem nhẹ nên các DN không bảo vệ được sản phẩm sáng tạo của mình, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc, thời trang...

Để khai thác được lợi thế, đưa ngành CNST thực sự trở thành một mũi nhọn kinh tế cả nước, VN cần có sự chung tay từ các chính sách vĩ mô tới sự nỗ lực của DN. Hơn nữa, đó là sự liên kết giữa các DN, nhà sáng tạo VN cùng những hỗ trợ về lãi suất, nguồn vốn giúp giảm thiểu cản trở việc hình thành và phát triển nền CNST Việt Nam.

Tin bài khác:

Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP