Sơ lược về Tín Ngưỡng dân gian người Việt

20/1/130 nhận xét

Lời mở đầu: Bàn luận về tín ngưỡng, tôn giáo luôn luôn là một vấn đề rất tế nhị (và nguy hiểm!) Cứ nhìn vào lịch sử thế giới qua các cuộc thánh chiến đẫm máu [...] thì thấy ngay tầm mức quan trọng của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận một tín ngưỡng.

Tôi mạo muội (và liều lĩnh) viết bài biên khảo nhỏ này phần vì sự khuyến khích của một số thân hữu, phần vì chính cá nhân tôi đã ao ước muốn muốn hiểu rõ thêm về các tôn giáo mà tôi và gia đình tôi không thờ phụng, tức là chỉ nghe và nhìn thấy thôi.

Quý vị sẽ đọc thấy rất nhiều sử kiện, truyền thuyết, tôn chỉ… của các tín ngưỡng mà tôi thật ra chỉ chép lại từ các sử liệu và giáo liệu khác nhau đã được chính thức (hoặc không chính thức) công bố, phổ biến từ trước. Ngay các tài liệu có sẵn này nhiều khi cũng không ăn khớp với nhau, nếu không muốn nói là tương phản với nhau. Phần tôi muốn nói “mạo muội và liều lĩnh” là các nhận định rất chủ quan, phiến diện, thô thiển của tôi đối với các tôn giáo lớn ở Việt Nam mà quý vị sẽ thấy ở các đoạn mở đầu bẳng các chữ “Tóm lại, Lời kết…” 

Tôi xin phép được mở rộng tất cả các cánh cửa để đón nhận những lời chỉ trích, sửa sai, bổ túc của các vị cao kiến.

“Tóm lại,” đúng hay sai còn hoàn toàn tùy vào sự thẩm định (và niềm tin) của mỗi người. Dù ở tuổi nào đi nữa, chúng ta không bao giờ hết chuyện mới để học hỏi. Thân mến.


Sự cao cả của tính nhân bản là tín ngưỡng

Việt Nam là một nước đa tôn giáo. Thật khó nói cho chính xác là có bao nhiêu tôn giáo ở Việt Nam. Nói một cách chủ quan, tôn giáo Việt Nam hơi phức tạp, có nhiều chuyện huyền hoặc và mâu thuẩn… Tin hay không tin; chấp nhận hay không chấp nhận một tôn giáo là quyền của mỗi cá nhân. Điều cần thiết là chúng ta phải tôn trọng tín ngưỡng của người khác.

Ngoài các tôn giáo lớn được đưa vào từ bên ngoài như Lão giáo, Khổng giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành… người Việt còn có các tín ngưỡng “bản địa” như Cao đài, Hòa hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa… và tục thờ Ông Bà Tồ tiên. Dù là người Việt theo tín ngưỡng ngoại sinh hay nội sinh (xin để ý là dù cho nội sinh, tôn giáo bản địa cũng không phải là thuần túy Việt Nam), người Việt vẫn hiểu rõ vai trò lớn hơn của tổ quốc và dân tộc; sẵn sàng đoàn kết với nhau để giữ nước khi có ngoại xâm.

Vì khôn khổ giới hạn của “cuốn sổ tay” này, trên tiêu chuẩn lịch sử, mốc thời gian, có thể liệt kê 9 tôn giáo chính ở Việt Nam như sau:

1. Đạo Thờ Thần
2. Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên (Ông Bà)
3. Đạo Lão
4. Đạo Khổng (Nho giáo)
5. Đạo Phật
6. Đạo Thiên Chúa (Công giáo, Ki-tô giáo)
7. Đạo Tin Lành (Cơ đốc giáo)
8. Đạo Cao Đài
9. Đạo Phật Hòa Hảo (Phật giáo Hòa Hảo)
.
Lời kết

Tôn giáo nào cũng vậy, Thánh nào cũng vậy, cũng chỉ dạy người ta làm lành, làm việc phải. Thử nhìn lại, Khổng giáo dạy phải học và thực hành chữ Nhân, Phật giáo nhắc nhở tâm từ bi, Thiên Chúa Giáo đề cao lòng bác ái… Rõ ràng là các tôn giáo lớn đền có cùng một mẫu số chung là “thương yêu và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình” có gì là lạ lùng đâu? Con người nông cạn, hời hợt nhưng lại cực đoan, cố chấp, xấu tính, thường không xem xét sự việc đến nơi đến chốn, cứ thấy lạ tai, lạ mắt, không vừa ý với mình thì đem lòng hiềm nghi. Hậu quả chỉ gây nên họa loạn, chiến tranh để mà giết lẫn nhau. Làm như vậy mới thực là điều trái với tôn chỉ của chính tôn giáo của cá nhân mình đang sùng tín.

Ngoài ra, các xã hội văn minh đều tôn trọng tự do tín ngưỡng. Bản thân mình còn lạc hậu hay sao mà lại lấy ý riêng của mình để bài bác, ngăn cấm, bêu riếu tín ngưỡng của người khác. Một Đạo thịnh hay suy là vì có số người tôn kính đạo đó nhiều hay ít; hoặc những tín đồ tôn tín đạo của mình như thế nào; chớ không phải vì thói quen ghen ghét hẹp hòi của cái tâm ác mình soi vào.

Tác giả: Trần Văn Giang
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP