Tương tác thật trên môi trường ảo

23/6/120 nhận xét

[Marketing4u - Marketing online] Theo thống kê, hơn 30% dân số Việt Nam sử dụng internet và tại các đô thị lớn, tỷ lệ này có thể là 60-70%. Số người sử dụng các mạng xã hội ngày càng tăng và trở thành không gian tương tác không thể thiếu được giữa các thương hiệu và khách hàng.

Xu hướng toàn cầu

Nhu cầu sử dụng internet như một kênh truyền thông hiệu quả ngày càng tăng. Một trong những minh chứng cho nó là việc công ty truyền thông nào cũng mở ra bộ phận digital hoặc có người làm về digital để phục vụ khách hàng.

Bà Phan Bích Hà, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Biz Tequila cho biết, hầuhết các công ty truyền thông nước ngoài đều phát triển mảng digital như à một “core business” - mảng kinh doanh chính. Và Tập đoàn Truyền thông Fleishman Hillard, một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất toàn cầu mà Biz Tequila đang hợp tác, cũng vậy.

Bà Hà cho biết thêm: “Digital Marketing là xu hướng phát triển của tương lai. Hiện nay ở Mỹ, quảng cáo, truyền thông thông qua digital chiếm hơn 22% tổng ngân sách quảng cáo. Năm 2011, mặc dù kinh tế suy thoái, nhưng chi phí quảng cáo, truyền thông qua kênh digital đã tăng 14%, trong khi đó, chi phí dành cho quảng cáo qua kênh truyền thống giảm 161% so với năm trước đó”.

Ông Bùi Ngọc Anh, Giám đốc Điều hànhCông ty AVC Elderman cho rằng, tương lai của PR (quan hệ công chúng) sẽ là “Digital and public engagement” - Truyền thông số và thu hút công chúng, trong đó mạng xã hội và thiết bị di động cùng các dịch vụ tương tác trên điện thoại di động sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và xây dựng mối quan hệ với công chúng. 

Tập đoàn PR Edelman (công ty mẹ của AVC Edelman), tập đoàn PR hàng đầu thế giới đã đầu tư rất nhiềuvào truyền thông số để có thể đón đầu xu hướng này. Ông chia sẻ về hậu quả mà social media có thể gây ra đối với một thương hiệu: Năm 2009, nhạc sĩ người Canada David Carrol đã đưa lên YouTube clip ca nhạc “United Breaks Guitars” (United làm vỡ đàn ghi ta).


Bài hát nói về Hãng Hàng không United Airlines (Mỹ) từ chối bồi thường cho cây đàn guitar của anh bị gãy trong quá trình bốc dỡ hành lý. Chỉ trong vòng 10 ngày đầu, bài hát đã có hơn 4 triệu người xem, và cổ phiếu của hãng hàng không này mất 10% sau đó, gây thiệt hại hơn 180 triệu USD cho những nhà đầu tư của họ.

Sự quyến rũ của tương tác trên mạng

Thật vậy, social media đã trở thành nơi mà “public” công chúng gặp gỡ, tương tác, chia sẻ quan điểmvà không ngừng ảnh hưởng lẫn nhau. 

Trên thế giới, nhiều thương hiệu đã tận dụng chúng và tạo các trang fan page trên Facebook để có nhiều người “like” (thích), comment (nhận định), share (chia sẻ), talking about it (nói về nó), chẳng hạn như thương hiệu Coca Cola có tới hơn 40 triệu người like hoặc hơn 300 ngàn người đang nói về nó.

Số người “like” Coca Cola còn nhiều hơn cả số người like Megan Fox, Beyonce và Adam Sandler cộng lại. Coca Cola khuyến khích người dùng đăng những hình ảnh có liên quan đến nó, và đăng tải những sự kiện và chương trình khuyến mãi khắp nơi.

Các thương hiệu gần gũi giới trẻ như Disney, MTV, Converse, Starbuck,... cũng có đông đảo người “like” trên Facebook. Mới đây, ông Vương Quang Khải - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần VNG công bố với báo giới rằng “ZingMe vừa cán mốc 1 triệu hình ảnh được chia sẻ mỗi ngày. Tức là mỗi giây trôi qua có gần 12 hình ảnh được đăng tải trênmạng xã hội Zing Me”.

Theo đó, một người dùng Zing Me chia sẻ 4.01 hình ảnh lên mạng xã hội, trong khi đó người dùng Instagram và Flickr có số lượng chia sẻ lần lượt chỉ là 1 và 0.78 hình ảnh (trên toàncầu). Có vẻ như người Việt Nam rất thích chia sẻ hình ảnh?


Tương tự, ở Việt Nam, nhiều nhãn hàng lớn sử dụng social media để tương tác với khách hàng như Unilever với các nhãn Sunsilk, Pond, kem đánh răng Close Up... Hoặc mới đây, sự kiện SoundFest của CocaCola và Samsung cũng mở microsite để thu hút và tương tác với công chúng. 

Một đặc tính nổi bật khiến tương tác online hấp dẫn các nhãn hàng là tính “đo đếm” được số người like, share, comment, họ đọc cái gì, trong bao lâu... Nhờ vậy mà tìm ra được các đặc điểm của cộng đồng, những chủ đề họ ưa thích, nơi chốn họ sinh sống... để tiếp cận khách hàng tốt hơn.

Vậy để thu hút công chúng trên mạng có dễ không, khi mà “nhà nhà online, người người online”? Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng giám đốc T&A Ogilvy, truyền thông xã hội có các kênh tương tác (hay các nền tảng tương tác) rất đa dạng, ví dụ như mạng xã hội (như Facebook, Linkedin), chia sẻ đa phương tiện (như YouTube, Flickr, clip.vn), blogging (Wordpress, Yahoo360...), hay micro-blogging (như Twitter), các diễn đàn mạng (như webtretho, lamchame...), chia sẻ tin tức (YahooNews, Google news...), hỏi đáp (Yahoo Q&A...).

Một trong những điều cần chú ý là biết chọn nơi nào phù hợp với đối tượng cần truyền thông. T&A Ogilvy từng giành một giải thưởng quốc tế vùng châu Á - Thái Bình Dương về sử dụng truyền thông xã hội một cách hiệu quả cho chương trình của FHI (Family Healthcare International - nhằm truyền thông chống AIDS tới cộng đồng đồng tính nam.

Vì đặc tính của người đồng tính là thích “ẩn danh” nên môi trường truyền thông xã hội thích hợp nhất là các diễn đàn tranh luận. T&A Ogilvy đã tạo ra cộng đồng adamzone.vn, một cộng đồng trao đổi riêng cho người đồng tính nam để tương tác và xây dựng các chương trình truyền thông cho họ.

Theo DNSG - Nhị Giang
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP