Ai tự lên bờ mới cứu?

10/6/120 nhận xét

[Kinh Tế Việt Nam] Chương trình hỗ trợ, cấp cứu cho DN dường như đã đã chạy đều trên 2 chân: tài khóa, tiền tệ với những gói kích cầu, dãn thuế và biện pháp hạ nhiệt lãi suất cho vay khá đều đặn. Tuy nhiên, xem kỹ ra thì vẫn có những điểm lệch pha, nhiều đối tượng bị sót và lo nhất là sai địa chỉ như đã từng xảy ra.

Nói về "lệch pha" trong chính sách tài khóa, tiền tệ trong đợt hỗ trợ DN lần này, giám đốc của một doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu lớn ở Hà Nội phân tích: "29.000 tỷ đồng để hỗ trợ DN bằng cách giãn thuế VAT, đối với DN trực tiếp sản xuất kinh doanh đây là điều có ý nghĩa. Tuy nhiên, tuy nhiên trên thực tế cái mà DN chúng tôi cần là được giãn những khoản thuế chúng tôi đã và đang nợ chứ không phải là các khoản sắp nợ. Ví như hiện nay, khi DN đang nợ thuế tháng 11, 12 của năm 2011 và nợ thuế tháng 1, 2, 3 của năm 2012 nhưng lại chỉ cho giãn thuế từ tháng 4/2012 thì khác gì bảo ông phải trả nợ xong thì tôi mới giãn."

"Hiện nhiều DN đang sa lầy dưới cái ao khủng hoảng, không còn đủ sức lên bờ nữa, nhưng kiểu giãn như vậy khác nào bảo họ tự leo lên bờ rồi mới cứu. Tại sao không cứu ngay ở chỗ họ đang sa lầy?", vị giám đốc ví von.

Tương tự, chính sách áp trần lãi suất 15%/năm cho 4 lĩnh vực được ưu tiên. Chưa nói đến việc liệu những đồng vốn với lãi suất cho vay ưu đãi có xuống thực sự được với DN thật hay không nhưng cái mà DN vướng là ở những mối nợ cũ họ vay trước thời điểm tháng 5/2012.

Trong khi đó, một ngành kinh doanh có thể nói là hứng trọn cú sốc lớn những từ suy thoái kinh tế và phải trả giá bằng chính sinh mạng lớn nhất trong cộng đồng DN là các DN hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ . Các DN này cũng phàn tại sao họ lại không được cứu trợ.

Như đã biết, ngành bán lẻ thế giới năm 2012 đang phải chống chọi với suy thoái kinh tế và tác động tiêu cực từ tình trạng bất ổn chính trị trên thế giới và xu hướng "lưỡng cực"của người tiêu dùng, mức thu nhập cá nhân đã giảm nhẹ vào năm 2011, mười thương hiệu bán lẻ trên thế giới (trừ Tesco và McDonald's) đã thất thu 2% giá trị (khoảng 4,26 tỉ USD). Tại Việt Nam, những thông tin về thị trường bán lẻ hiện nay cho thấy một tình trạng khá u ám. Thị trường ế ẩm, nhiều tiểu thương bỏ chợ; bán buôn, bán lẻ là đối tượng bị phá sản nhiều nhất.

Theo báo cáo của HSBC, bán lẻ vốn là ngành rất sôi động cũng đã trầm lắng, đã rơi xuống vùng tăng trưởng âm trong những tháng gần đây. Nhiều ồn ào xung quanh một số tin đồn thất thiệt như MaxxStyle và Ninomaxx phá sản; đóng cửa bất ngờ hay Fivimart phá sản...

Bên cạnh đó, những "cái chết báo trước" của các trung tâm mua sắm, siêu thị... đã liên tục xảy ra. Doanh nghiệp bán lẻ chủ yếu là vừa, nhỏ và rất nhỏ... đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn...

Hiện nay, theo phản ảnh của nhiều DN bán lẻ thì lãi suất ngân hàng công bố là có giảm nhưng trên thực tế họ không thể tiếp cận được nguồn vốn. Mà đây là những phản ánh của những DN bán lẻ lớn có thương hiệu ví như Intimex chứ chưa nói đến các nhà bán lẻ nhỏ hơn. Tình hình đó làm cho các nhà bán lẻ Việt Nam rất lo lắng vì thiếu vốn hoặc phải vay vốn với giá cao là một trong những nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng các DN bán lẻ nhỏ phải đóng cửa, phá sản hàng loạt

Lĩnh vực tiêu dùng không thuộc 4 nhóm được ưu tiên lãi suất nhưng theo nhiều DN, điều này là không phù hợp thực tế, Vì ngoài 4 lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực tiêu dùng cũng phải có sự sự kích thích. Bởi điều rất đơn giản: trong tình hình suy thoái hiện nay, điều lo ngại nhất là sức mua bị giảm sút, làm cho không chỉ nhà bán lẻ lâm vào tình trạng nguy khốn do người dân thắt chặt chi tiêu khiến hàng hóa bị tồn đọng. Tình trạng này dẫn đến một loạt những hệ lụy dây chuyền sản xuất, kinh doanh, các nhà phân phối và bản thân người tiêu dùng.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Viêt Nam nhận xét: "Tồn kho hàng công nghiệp đương nhiên là vấn đề lớn rồi nhưng tồn kho hàng tiêu dùng cũng có những tác động không kém, đặc biệt về mặt xã hội. Vì thế theo tôi, Chính phủ và các ngân hàng cần hướng tới việc kích cầu tiêu dùng mới đúng với sự vận động của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, lĩnh vực tiêu dùng ở nước ngoài thường có tỷ lệ cho vay tiêu dùng rất cao thì ở Việt Nam có "truyền thống" ngược lại, thường rất thấp."

Gần đây, 1 số NHTM đã có nhiều gói tín dụng cho vay tiêu dùng đó là một tín hiệu vui và tích cực. Có thể nói đó là những bước đi linh hoạt và khá sáng tạo của các ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng thì mức độ rủi ro có thể cao hơn nhưng chúng ta không thể nào cứ muốn an toàn, ăn chắc 100%, cần phải chấp nhận những rủi ro nhất định để có thể kích thích cung cầu, giúp nền kinh tế nói chung và ngành bán lẻ vượt qua thời điểm suy thoái hiện tại.

Tín dụng ngân hàng như một dòng máu lưu thông chạy khắp cơ thể, nếu để nó thông chỗ này nhưng lại tắc chỗ kia thì dẫu có 1 trái tim khỏe tức là ngân hàng dồi dào tiền thì cũng không giải cứu được cộng đồng DN.

DN hiện đang yếu ở trong tất cả các lĩnh vực, nếu ngân hàng chỉ cung cấp vốn cho một số DN khỏe, mà số lượng DN khỏe lúc này rất ít thì cũng không thể cứu nổi cả một cộng đồng. Mà có cứu các DN khỏe thì vì tình trạng chung, dần dà các DN này cũng sẽ yếu đi.
Theo Tâm Thời - Vef
Các bài khác:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP