“Giữ việc” trong thời buổi khó khăn

8/3/120 nhận xét

[Marketing3k.vn] Khủng hoảng kinh tế, bạn không khỏi lo lắng về sự vững chắc của công việc đang có. Nếu vậy, hãy áp dụng 4 hành động dưới đây để thoát khỏi nguy cơ mất việc không mong muốn.

Làm nhiều hơn những gì được bảo

Hãy nhìn quanh công ty và tìm hiểu xem những nhiệm vụ then chốt thất bại là do đâu? Giải pháp nhân viên còn bỏ ngỏ hay chưa hề có quỹ nào hỗ trợ họ thực hiện? 

Nếu bạn không chỉ hoàn thành một vài nhiệm vụ được giao, mà còn chủ động trợ giúp thêm, bạn sẽ được xem như là người đưa ra những sáng kiến và tạo sự thành công cho cả nhóm làm việc trong thời kỳ kinh thế khó khăn.

Chỉ cho công ty bạn “kiếm được” những gì

Rất tự nhiên nếu những nhà lãnh đạo quản lý tập trung sự mẫn cán lên những vấn đề tài chính trong thời buổi kinh tế đang “tụt dốc” này. Vậy tại sao bạn không làm hệt như vậy nhỉ? 

Đầu tiên, hãy chỉ ra cách bạn và việc làm của bạn đóng góp cho công ty như thế nào. Bạn đã tiết kiệm tiền cho cơ quan của mình chưa? Nếu có, là bao nhiêu? Ngược lại, bạn có tạo ra lợi nhuận cho công ty hay không? Và nếu có là bao nhiêu? 

Hãy tim ra cách thức đo giá trị của bạn. Nếu đóng góp của bạn cho công ty không thật rõ ràng, vậy làm thế nào để thuyết phục sếp đưa ra quyết định bạn là người nên ở lại? 

Tương tự như vậy, nên xem xét việc tiêu xài tài chính liên quan công ty. Hẳn là bạn cũng muốn được xem là người sử dụng tiền của công ty cẩn thận như của chính tiền mình phải không nào.

Trở thành “người đại diện quan hệ công chúng” của chính mình

Đầy ý thức trách nhiệm, bạn “đầu tắt mặt tối” làm việc một mình và tránh giao tiếp với mọi người để hoàn thành năng suất công việc. Thế nhưng điều này lại đem đến kết quả không như mong muốn khi ban giám đốc thông báo sự cắt giảm nhân công với sự ra đi của những người ít hòa nhập và thụ động. 

Tốt hơn hết bạn nên “xây dựng sự hợp tác” để có thể trở thành “hữu hình” với đồng nghiệp hoặc tạo nên tiếng nói của chính mình - ít nhất cũng đủ để sếp xác định chính bạn là người làm ra kết quả. 

Hàng tuần hoặc 2 tuần một lần gửi cho sếp bản tóm tắt những nhiệm vụ đã hoàn thành, những kết quả được thực hiện qua mail; hoặc có thể, tình nguyện lãnh đạo một nhóm đa phòng ban của công ty. Nói cách khác, hãy làm những việc mọi người có thể nhận thấy hay nghe thấy để đảm bảo việc giữ vững “chiếc ghế” bạn đang ngồi. 

Là nhân viên dễ mến, chuyên nghiệp được mọi người kính trọng

Hầu hết nhân viên đều rất ngạc nhiên khi biết mình bị sa thải và không khỏi băn khăn nguyên nhân tại sao. Thế nhưng họ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết 4 lý do chính tạo ra quyết định sa thải ấy: đó là trang phục, cách cư xử, thái độ và sự tham gia trong suốt thời gian làm việc . 

Thực sự đó đều là những điều nhỏ nhặt, nhưng hãy tưởng tượng nếu nhà quản lý có hai nhân viên dưới quyền, cả hai đều làm việc xuất sắc, vậy thì người đi làm đúng giờ, cư xử nhã nhặn và ăn mặc phù hợp chắc chắn sẽ là người được ở lại đúng không nào? 

Ngọc Linh - Dantri
Theo Career-advice
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP