Ảnh minh hoạ - Laodong |
[Marketing3k.vn] Theo báo cáo về giáo dục ĐH Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù có những thành tựu nhất định nhưng giáo dục ĐH của VN còn tồn tại nhiều yếu kém, đặc biệt là đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.
Kém tiếng Anh, thiếu thực tế
Hiện nay, giáo dục ĐH của VN còn tồn tại khá nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng, trong đó phải kể đến việc cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên.
Bảng xếp hạng quốc tế và đầu ra các nghiên cứu cho thấy hệ thống giáo dục ĐHVN không chú trọng vào nghiên cứu chất lượng đầy đủ. Thậm chí có rất ít các trường ĐH đào tạo các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ cao. Chỉ có khoảng 25% sinh viên đang theo học các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.
Sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng thường bộc lộ những yếu kém đặc biệt nghiêm trọng trong kỹ năng giao tiếp và tiếng Anh cũng như kiến thức thực tế trong công việc. Và việc thiếu kỹ năng mềm được thấy rõ nhất trong các ngành công nghệ chuyên sâu, làm hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ.
Sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng thường bộc lộ những yếu kém đặc biệt nghiêm trọng trong kỹ năng giao tiếp và tiếng Anh cũng như kiến thức thực tế trong công việc. Và việc thiếu kỹ năng mềm được thấy rõ nhất trong các ngành công nghệ chuyên sâu, làm hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ.
Theo các cuộc khảo sát gần đây, có không tới 3% doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm. Không tới 20% giảng viên của các trường ĐH ở Việt Nam có trình độ Tiến sĩ, và phần lớn công việc chính của họ cũng chỉ là giảng dạy chứ không có trách nhiệm nghiên cứu.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là tỉ lệ chênh lệch quá lớn giữa sinh viên và giảng viên dẫn đến các giảng viên phải làm việc quá tải và không còn thời gian giành cho nghiên cứu.
Quá thiếu sự liên kết giữa các trường ĐH và công ty
Bản báo cáo của WB cũng chỉ ra các yếu tố bất lợi của giáo dục ĐH tại VN đó là sự thiếu liên kết giữa các nhân tố trong nền giáo dục ĐH như các công ty, viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục dự bị… Chính sự tách rời khỏi những nhân tố cốt lõi khác đã khiến giáo dục ĐH tại Việt Nam không tạo ra được những kết quả mong đợi.
Bà Emanuela Gropello, Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Ban Phát triển Con người, khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho biết, tại Việt Nam, việc không liên kết giữa cơ sở giáo dục ĐH với các công ty trong vấn đề đào tạo kỹ năng và thúc đẩy nghiên cứu, giữa các cơ sở giáo dục ĐH với các viện nghiên cứu, giữa các cơ sở giáo dục ĐH với nhau, giữa cơ sở giáo dục ĐH với các cơ sở giáo dục dự bị là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên bị thiếu hụt kỹ năng mềm.
WB cho rằng, đối với Việt Nam, để tiếp tục tăng trưởng nhanh và đạt được chiều sâu về công nghệ, cần phải ưu tiên 3 vấn đề cho giáo dục ĐH: Giải quyết những thiếu sót về kỹ năng thông qua chất lượng ĐH tốt hơn và mang tính toàn diện hơn; Từng bước tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp (xem xét mức độ cân bằng về lượng và chất); Tăng cường nghiên cứu liên quan đến các nhu cầu kinh tế tại một số phòng ban và trường ĐH.
Theo Laodong - Bạch Dương
Các bài khác:- [ANTĐ] Học ngoại ngữ đắt hay rẻ? [NLĐ] Khó tìm giáo viên tiếng Anh
- [DT] Cần làm gì để đẩy lùi tình trạng học thêm nhồi nhét?
- [LĐ] Phụ huynh lo lắng trước việc đổi giờ học của con
- [TT] Một kỳ thi kỳ lạ!
- [VNN] Giáo dục Mỹ: nợ, nợ nữa, nợ mãi… - Đại học Mỹ: Giá cao có đáng đồng tiền?
- [NLĐ] Phó giáo sư giả lừa tiền
- [TVN] "Nhà nước mạnh khi biết cư xử với xã hội như người lớn" [SGTT] Giáo sư Phạm Xuân Yêm: Xã hội dựa trên hai trụ cột: tri thức và lòng trắc ẩn
- [CAND] Nồng nhiệt ban đầu nuôi dưỡng một đời văn
- [TT] Nhà văn Văn Biển: Ngoài 80 bỗng thấy hồn trẻ lại
- [eVan] Đỗ Phấn: Gã thị dân lạc lõng giữa 'Rừng người'
- [ĐBND] Thúy Kiều làm thơ
- [TT] Sự quyết liệt có “mác” Vàng Anh
- [ND] Chụp ảnh một hành tinh mới ra đời