Chiến lược công ty trong thời kỳ lạm phát (IV)

11/10/110 nhận xét

Kế hoạch đối phó với lạm phát cần có tính tổng thể,
 tính tư duy và tính chiến lược
[Marketing3k.vn] Việc chuẩn bị và bảo vệ công ty khỏi các tác động tiêu cực của lạm phát là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi sự nỗ lực lớn ngay cả khi nhà quản lý chưa nhận thấy được tính cấp bách và lợi ích của nó.

LTS: Đây là phần cuối trong báo cáo của BCG về chiến lược của doanh nghiệp trong thời kỳ lạm phát. Các bạn có thể xem phần 1,phần 2phần 3 của báo cáo.

Qua quá trình chuẩn đoán các tác động của lạm phát, công ty cần tạo dựng cách nhìn bình tĩnh, rõ ràng về các tổn thương cụ thể nếu lạm phát xảy ra. Công ty cần phải biết các tác động có thể có đối với doanh thu, chi phí, nhu cầu vốn, và năng lực tài chính của công ty. Công ty cũng cần biết cơ cấu tổ chức đã sẵn sàng đối phó với các thách thức lạm phát đặt ra. Khi đã nắm rõ các vấn đề trên, công ty sẽ có cơ sở để xây dựng một kế hoạch ứng phó vững vàng, đầy đủ.

Trọng tâm cụ thể, phạm vi và mức độ khẩn cấp của chương trình bảo vệ sẽ không giống nhau, tùy theo mức độ dễ bị thương tổn và rủi ro cụ thể của công ty. Tuy nhiên, mọi chương trình bảo vệ đều cần có 3 đặc điểm cơ bản sau:

Tính tổng thể

Do việc bảo vệ công ty khỏi các tác động tiêu cực của lạm phát đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng khác nhau nên chương trình bảo vệ cần mang tính tổng thể. Các đơn vị kinh doanh nên thiết lập đơn vị đặc nhiệm chức năng chéo chịu trách nhiệm xây dựng chương trình chống lạm phát thống nhất trên phạm vi toàn công ty. Sự hợp tác giữa những đơn vị đặc nhiệm này phụ thuộc vào kết quả chuẩn đoán các tác động của lạm phát.

Không chỉ vấn đề xây dựng kế hoạch ứng phó, đơn vị đặc nhiệm còn phải chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để giám sát các chỉ báo khuynh hướng và để đánh giá liên tục khả năng xảy ra các kịch bản lạm phát khác. Và khi phải đối mặt với lạm phát trên các thị trường chủ chốt, đơn vị đặc nhiệm cần phải chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát cách thức, và quá trình ứng phó của công ty.

Tính tư duy

Việc chuẩn bị sãn sàng ứng phó với lạm phát không phải là vấn đề xây dựng một hệ thống, mà đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy của cả quản lý và nhân viên công ty. Phần lớn các nhà quản lý và nhân viên hiện nay chưa trải qua giai đoạn chính của thời kì lạm phát. Do đó, họ cần phải cân nhắc lại các giả thiết và điều chỉnh những kì vọng của mình. Ví dụ như bộ phận tiếp thị cần chú ý đến biến động giá cả hàng tháng và lợi nhuận chứ không phải là thay đổi giá hàng năm và số lượng sản phẩm bán được.

Thay vì cố gắng thương lượng để mua giá rẻ nhất, tổ chức thu mua cần theo đuổi giá cả ổn định cũng như khả năng dự đoán thay đổi giá. Về vấn đề tài chính, nhân viên công ty nên chú trọng hơn đến tài chính ngắn hạn, đảm bảo các yếu tố tốc độ và sự linh hoạt khi cung cấp cho người ra quyết định các dữ liệu về giá cả và mức lợi nhuận.

Bởi vậy, trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình bảo vệ, việc chủ động thông tin cho tất cả các nhân viên của công ty biết về mục tiêu và phạm vi của chương trình sẽ rất cần thiết. Việc liên lạc thường xuyên trong nội bộ sẽ giúp tăng cường nhận thức về lạm phát, củng cố sự cam kết và ủng hộ đối với chương trình đưa ra, phát triển các quá trình và năng lực cần thiết cho việc điều chỉnh theo lạm phát. Liên lạc với bên ngoài cũng rất quan trọng nhằm giúp các cổ đông có được thông tin và chứng minh được hiệu quả của chương trình bảo vệ công ty trong thời kì lạm phát.

Tính chiến lược

Cuối cùng, một chương trình bảo vệ cần có tính chiến lược chứ không phải chỉ là chương trình ngắn hạn. Lạm phát có thể ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược của một công ty hay đơn vị kinh doanh. Tầm quan trọng tương đối của các nguồn lợi thế cạnh tranh khác nhau có thể thay đổi.

Ví dụ, nhu cầu vốn thấp và một chiến lược tài chính ưu thế có thể bổng nhiên sẽ trở thành các nguồn lợi thể cạnh tranh chủ yếu. Những thay đổi trên có thể tạo ra các cơ hội mới cho các công ty có vị thế tốt hơn như có mức vốn lưu động ròng thấp hoặc có các khả năng vượt trội như các kĩ năng giám sát và kế hoạch tiền mặt ngắn hạn. Những người đưa ra quyết định trong công ty hay giám đốc của các đơn vị kinh doanh nên xem xét lại vị thế cạnh tranh của mình từ bối cảnh lạm phát và phát triển các chiến lược nhằm thu lợi từ các thị trường năng động hơn.

Đối với các công ty có quy mô toàn cầu, kế hoạch đối phó lạm phát cần tính đến tác động của tỷ lệ lạm phát bất đối xứng trong các nền kinh tế, thị trường khác nhau.

Ví dụ, một công ty có thể đã trải qua giai đoạn chi phí nguyên liệu tăng nhưng vẫn không thể chuyển phần tăng này sang phía khách hàng vì hầu hết hàng hóa của công ty được bán trên thị trường có mức lạm phát tương đối thấp. Những công ty như vậy không chỉ gặp khó khăn khi cố gắng tăng lợi nhuận mà còn phải đối mặt với nguy cơ tụt lại so với đối thủ cạnh tranh có cơ cấu bán hàng thuận lợi hơn. Khi nắm rõ được tác động của lạm phát ở các khu vực, vùng miền khác nhau, thì công ty mới có thể giảm sự phụ thuộc vào thị trường đơn lẻ trong nước trước khi lạm phát xảy ra.

Vì trong giai đoạn lạm phát, các yếu tố mang lại thành công chủ yếu và cơ cấu ngành sẽ thay đổi nên công ty cần theo đuổi các chiến lược cạnh tranh cụ thể, trong khi cần phải xem xét vị thế hiện tại của công ty. Ví dụ, một công ty có đủ năng lực về tài chính có thể giữ nguyên giá trong khi các đối thủ cạnh tranh tăng giá nhằm chiếm thị phần.

Tuy nhiên, một công ty nắm giữ thị phần lớn nhất có thể có ít lợi thế cạnh tranh hơn bởi công ty đó buộc phải tăng giá trước vì họ hầu như không thể chiếm thêm thị phần của các đối thủ cạnh tranh. Một công ty có thể chọn một trong 2 chiến lược trên: hoặc giữ giá ổn định để có thêm thị phần, còn nếu đã có trong tay thị phần lớn nhất thì tăng giá để giữ hoặc thậm chí là tăng lợi nhuận.

Nhưng các chiến lược cụ thể để đối phó với lạm phát không chỉ liên quan đến giá cả. Ví dụ, nếu công ty không thể tăng giá bán để bù chi phí đầu vào tăng, thì những điều chỉnh nhỏ trong chiến lược kinh doanh sẽ không đủ để đảm bảo tính cạnh tranh. Để đối phó với lạm phát, công ty trong hoàn cảnh này có thể cần phải thay đổi cả mô hình kinh doanh của mình.

Ví dụ trong tình huống khách hàng chính của công ty có quyền định giá cao, và họ chịu rất ít ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. Chiến lược của công ty lúc này là cần gắn giá cả với mức thu nhập của khách hàng. Công ty có thể chuyển từ việc bán sản phẩm hàng hóa sang bán dịch vụ. Công ty GE là ví dụ tiêu biểu cho tình huống trên. Bằng việc cung cấp dịch vụ vượt trội, công ty không những có thể giảm ảnh hưởng của lạm phát mà còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Bao quát hơn, đối với các nền kinh tế có lạm phát thay đổi bất thường, thì các công ty cần có chiến lược kinh doanh năng động để khắc phục hạn chế của các phương pháp tất định và theo kịp với sự biến đổi không ngừng.

Việc chuẩn bị và bảo vệ công ty khỏi các tác động tiêu cực của lạm phát là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Nó đòi hỏi sự nỗ lực lớn ngay cả khi nhà quản lý chưa nhận thấy được tính cấp bách và lợi ích của nó. Mặc dù vậy, các công ty cần thay đổi tư duy để sẵn sàng đối phó với nguy cơ lạm phát. Điều này sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai khi lạm phát thực sự xảy ra.

Theo Vef - LINH ANH (THEO BCG PERSPECTIVE)
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP