Hội thảo về kinh tế vĩ mô đã đề cập nhiều vấn đề của kế hoạch kinh tế- xã hội 5 năm tới - Ảnh: CTV |
[Marketing3k.vn] Mặc dù Chính phủ đã “lùi” mức tăng trưởng 5 năm tới xuống 6,5% (thấp hơn chỉ tiêu được thông qua tại Đại hội Đảng 11) song đa số các chuyên gia được hỏi ý kiến trong một cuộc họp với Chính phủ gần đây đã đề nghị chỉ nên để mức 6%.
Đây là thông tin được nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển chia sẻ tại hội thảo về kinh tế vĩ mô, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM ngày 23/9 vừa qua.
Một trong những mục tiêu của hội thảo này là đóng góp ý kiến cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2011- 2015, trước khi trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ hai tới đây.
Tăng trưởng bao nhiêu?
Tại bản kế hoạch gần đây nhất vừa được báo cáo Bộ Chính trị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất mức tăng trưởng cho 5 năm tới nên đặt từ 6,5 - 7% mỗi năm, thấp hơn trung bình 0,5% so với nghị quyết của Đại hội Đảng 11.
Vẫn trong câu chuyện các chuyên gia tham vấn cho Chính phủ, ông Tuyển dẫn ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, cho rằng mức tăng trưởng 5% trong giai đoạn này là có cơ sở lịch sử và có cơ sở ổn định, vì sau khi xiết chặt đầu tư thì tăng trưởng rất thấp.
Ông Tuyển cũng cho rằng, nếu phân bố nguồn lực tốt hơn thì có thể đạt đến 6,5%, còn nếu như hiện nay thì chỉ 5%.
Với sự quan ngại sâu sắc về những bất ổn của nền kinh tế hiện nay, đa số các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng không thể đặt quá nặng mục tiêu tăng trưởng khi lạm phát còn quá cao như hiện nay. Vì vậy cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP theo hướng giảm hơn so với mức đã được Đại hội 11 thông qua.
Vẫn làm kế hoạch theo kiểu “truyền thống”
Bên cạnh chỉ tiêu tăng trưởng, nhìn toàn diện, bản kế hoạch cũng chưa thực sự "được lòng" các chuyên gia kinh tế.
Nhận xét dự thảo kế hoạch 5 năm “chưa đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của nền kinh tế Việt Nam hiện nay”, TS. Võ Đại Lược cho rằng đánh giá tình hình kinh tế năm 2011 trong dự thảo không đúng thực tế.
“Tình hình thực tế hiện nay là kinh tế tăng trưởng thấp, lạm phát sản xuất kinh doanh hoạt động cầm chừng, các vấn đề xã hội ngày càng bức xúc đã không được phản ánh”, ông Lược nói.
Cũng theo ông Lược, những vấn đề bức xúc của nền kinh tế như quy hoạch có chất lượng thấp, các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển tràn lan kém hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng dàn trải... chưa được đề cập, nhất là chưa có giải pháp.
TS. Trần Du Lịch cũng “rất tiếc” khi kế hoạch 5 năm vẫn theo tư duy làm kế hoạch “truyền thống” từ nhiều thập niên qua, mà không đặt trong bối cảnh Việt Nam đã tụt hậu xa hơn trên nhiều mặt trong cạnh tranh và hội nhập.
Khẳng định “từ thực trạng kinh tế hiện nay, rõ ràng là không thể thực hiện được”, TS Lê Đăng Doanh đề nghị kế hoạch 5 năm cần được điều chỉnh cho sát thực tế hơn.
Đã đến lúc phải rất quyết liệt
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng kỳ họp Quốc hội tới đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi bàn thảo và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới.
Bởi, cũng như nhiều ý kiến khác tại hội thảo, ông Thiên cho rằng đã đến lúc phải rất quyết liệt để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Theo TS. Trần Du Lịch, nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là ưu tiên về chất lượng tăng trưởng kinh tế; dồn mọi nỗ lực để tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững cho giai đoạn 15-20 năm sau.
Nhấn mạnh sự cần thiết kiên trì ổn định vĩ mô, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đề nghị cần kiên quyết đưa lạm phát về mức một con số trong năm 2012.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cũng cho rằng, ưu tiên đầu tiên của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm tới là phải ổn định kinh tế vĩ mô.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì đề nghị trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Ông Doanh cũng cho rằng, “tình hình kinh tế-xã hội rất không bình thường hiện nay cần được phản ánh trung thực với Quốc hội để có quyết sách thích hợp cho 5 năm tới và năm 2012”.
Theo Nguyên Thảo - VnEconomy
Các bài khác:
- [VTC] Cởi nút thắt cho cải cách [LĐ] Nghĩ từ một bức ảnh chụp 65 năm trước (nên xem, nên biết nếu sống ở VN)
- [VnEc] Dự kiến hai kịch bản kinh tế năm 2012 [Vn+] Hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2012 [DT] 2012: Nên phá sản thêm 30% doanh nghiệp [SGGP] Cần lộ trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng [ĐV] Giảm tăng trưởng để cứu nền kinh tế [TT] Giảm đầu tư công, tăng vốn cho nông nghiệp, kinh tế tư nhân... [NLĐ] Bốc đúng thuốc cho nền kinh tế
- [Vn+] Việt Nam có thể học hỏi Malaysia phát triển kinh tế
- [VnEc] Lạm phát tháng 9 bắt đầu rời đỉnh [VnEx] Lạm phát tiếp tục hạ nhiệt [TT] CPI tháng 9 hạ nhiệt nhưng tiềm ẩn cú sốc mới
- [DT] TCT XimăngVN:Doanh thu hàng chục nghìn tỷ nhưng vẫn lỗ [TN] Ưu tiên ngoại tệ cho ngành xi măng trả nợ
- [TP] Hàng không kêu lỗ và chuyện tăng giá vé
- [VTV] Câu chuyện lỗ giả, lãi thật [TN] Mập mờ giá xăng [DT] “Muốn minh bạch xăng dầu, quan trọng nhất phải có cạnh tranh” [DT] Giá xăng dầu: Muốn cũng không cạnh tranh nổi! [TP] Thứ trưởng Công Thương nói về việc lỗ lãi của doanh nghiệp xăng dầu [TT] Thứ trưởng Bộ Công Thương: “Tôi tin mình đúng” [ĐV] Thứ trưởng Công thương 'phản pháo' Bộ trưởng Huệ [VnEx] Có thể thêm nhiều doanh nghiệp xăng dầu phải kiểm tra
- [VnEx] Bộ trưởng Tài chính kiêm chức Chủ tịch bảo hiểm xã hội VN
- [DĐDN] “Nổ” chuyện thi quốc tế, Phó Vụ trưởng đối mặt án kỷ luật
- [ĐĐK] Chống tham nhũng cần khoa học hơn, chặt chẽ hơn
- [VGP] Nhiều doanh nghiệp FDI muốn mở rộng đầu tư vào công nghiệp [VnEx] Doanh nghiệp FDI ngại mở rộng đầu tư cho công nghiệp VN
- [SGTimes] Những chuyển động ngầm của lãi suất
- [SGTT] Thay đổi nhận thức “coi trọng kinh tế, coi nhẹ môi trường”
- [Bee] Rò hóa chất ở Tổ hợp bauxite Tân Rai:Tôi không ngạc nhiên
- [NLĐ] Hà Nội, TP HCM phân làn tất cả các tuyến phố [TT] Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải làm việc với TP.HCM: Quyết hạn chế xe cá nhân [VnEx] 'Các nước trong khu vực đều đã hạn chế xe cá nhân'
- [ANTĐ] Giá ơi, đợi lương với! [VTC] Lương tăng thế nào từ 2012? [SGTT] Ra chợ sắm đồ đắt tiền (theo dõi động thái người tiêu dùng, để hiểu họ nghĩ và hành động, tuy nghèo nhưng vẫn thích sắm đồ hiệu: 1. Người mở tiệm đúng "khi họ vẫn mua bán tốt", 2. Người mở tiệm sai "người tiêu dùng không đủ khả năng chi trả cho hàng đắt tiền")
- [VTC] Cộng sự mới của bầu Kiên: Chấp cả bầu Đức, bầu Hiển ? [TT] Nguyên Chủ tịch liên đoàn bóng đá VN Hồ Đức Việt: “Tôi nhận lời anh Kiên là để khích lệ tinh thần bóng đá” (bầu Kiên mời nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủ tịch Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) Hồ Đức Việt làm chủ tịch danh dự CLB Bóng đá Hà Nội "tiền thân là CLB Hòa Phát Hà Nội"), phen này VFF mệt mỏi!!!
- [DT] VFF lắng nghe ông “bầu” hiến kế làm bóng đá sạch; VFF thay Trưởng giải, nhiều ông “bầu” vẫn chưa hài lòng; Chủ tịch Hà Nội ACB Nguyễn Đức Kiên: “Phải thay những người cản trở sự phát triển bóng đá Việt Nam”
Yêu cầu Hà Nội và TP HCM phân làn giao thông tất cả các tuyến phố - Ảnh VNE |
TP.HCM quyết tâm hạn chế xe cá nhân để giải quyết nạn kẹt xe - Ảnh: Hoàng Thạch Vân- Tuổi trẻ |