Nguồn ảnh: DĐDN |
[Marketing3k.vn] Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
“Việt Nam đang thiếu lực lượng lao động có tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thấp so với các nước vùng lân cận; chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Riêng tại TPHCM, việc đào tạo nhân lực chưa phù hợp với đòi hỏi của thị trường lao động, dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu.
Ngoài ra, lực lượng lao động lành nghề thiếu trầm trọng ở 5 huyện ngoại thành đã gây rất nhiều trở ngại cho việc đầu tư và mở rộng của doanh nghiệp”. Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức, đã nêu thực trạng này tại hội thảo về nguồn nhân lực chất lượng cao vừa tổ chức tại TPHCM ngày 22-9.
Vừa thiếu vừa thừa
Chia sẻ với nhận định này, bà Lý Hoàng Oanh (Trường ĐH Ngân hàng TPHCM) cho rằng: “Lao động Việt Nam trong độ tuổi từ 20 đến 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo hoặc được đào tạo nhưng vẫn còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn”. Điển hình như trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, khi thị trường chứng khoán bùng nổ tại Việt Nam, các doanh nghiệp bước vào cuộc chạy đua tuyển dụng nhân sự với hàng loạt ưu đãi về lương, thưởng, cơ hội thăng tiến… nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Càng khó tuyển hơn khi doanh nghiệp cần tuyển nhân sự ở vị trí chuyên viên phân tích, trưởng phòng tư vấn tài chính, trưởng phòng kinh doanh…
Mỗi năm cả nước có hơn 200.000 sinh viên các trường đại học, cao đẳng tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho xã hội. Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang diễn ra một nghịch lý: Số sinh viên chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành học còn khá đông, trong khi doanh nghiệp luôn kêu ca thiếu nhân lực. Ông Đỗ Phú Trần Tình (Trường ĐH Kinh tế - Luật TPHCM) nhận xét: “Theo tôi, nguyên nhân lớn nhất vẫn là sự “lệch pha” giữa đào tạo và sử dụng”.
Theo ông, số lượng trường đại học “mọc lên như nấm” nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu. Phần lớn lớp học rất đông sinh viên nên việc áp dụng phương pháp dạy tiên tiến gặp nhiều khó khăn. Bản thân sinh viên vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, đổi mới phương pháp học tập cũng như rèn kỹ năng mềm; còn doanh nghiệp phó mặc công tác đào tạo cho nhà trường thay vì chủ động hợp tác để có sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, sự thiếu thông tin về thị trường lao động, việc hoạch định chính sách đầu tư, định hướng nguồn nhân lực của Nhà nước còn chậm… cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lao động có trình độ cao.
Nâng chất đào tạo, siết chặt đầu ra
Ông Trần Đình Lý, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, cho rằng: “Giải pháp trước mắt để xóa khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng là Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ. Muốn làm được điều này, nhà trường phải nâng cao chất lượng đào tạo, siết thật chặt đầu ra; Nhà nước cần có chính sách thông thoáng, phù hợp và doanh nghiệp phải hỗ trợ nhà trường trong quá trình đào tạo để đi sát với nhu cầu thực tế”.
Song song với việc rút ngắn khoảng cách giữa học và hành, ông Trần Văn Thiện, Viện Nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực TPHCM, cho biết cần có chính sách đột phá về tiền lương và trả lương xứng đáng với trình độ của người lao động để giữ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bên cạnh đó, công tác dự báo nhu cầu và thông tin thị trường lao động cũng phải chính xác, khoa học, định hướng tốt để giúp các trường đại học, cao đẳng hoạch định chiến lược đào tạo. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải phối hợp tốt với Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP trong việc thông tin nhu cầu nhân lực ngắn hạn cũng như dài hạn của mình.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ông Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM:
Yêu cầu cấp bách
Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cần thiết và cấp bách cho sự tăng trưởng của kinh tế TPHCM. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX đã nêu rõ: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, tập trung bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp trọng yếu. Hiện TP đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ sự phát triển của TP và các tỉnh, thành lân cận.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------Bài và ảnh : Phan Anh
Các bài khác:
- [VGP] Tạo hành lang pháp lý mới cho giáo dục đại học [ND] Chính trị học - một ngành khoa học xã hội có chức năng, nhiệm vụ quan trọng (S.V nào không qua được môn này khỏi ra trường, nó rất quan trọng.)
- [DT] Gian lận trong xác định chỉ tiêu sẽ bị dừng tuyển sinh [TN] Công ty cũng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ [TP] Thí sinh hờ hững với xét tuyển NV3 [VOH] 1.600 SV tham gia thực hiện kỷ lục Guiness Thế giới
- [ND] Ðổi mới đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao
- [VnEx] Thể thao Việt và bài toán đào tạo chuyên nghiệp
- [TT] Tư vấn học đường vừa khó vừa rối
- [VOH] Học phí trường ngoài công lập: Khó cho SV nghèo [NLĐ] “Choáng” với học phí
- [PLTP] Sinh viên làm “ôsin”
- [TN] Trường điểm liều lĩnh với tính mạng của gần 500 học sinh [TT] Dồn gần 500 học sinh trong nhà phố [DT] Phụ huynh bức xúc vì trường “dồn” hơn 400 HS vào nhà dân học
- [VTC] Hiệu trưởng lập sổ khống để ăn chặn tiền học sinh? (đây là hành động cần phải phê phán kịch liệt, đúng không?)
- [VTC] Cư dân mạng xôn xao bình luận cuốn“Bài giảng đạo đức” [DT] Sở GD-ĐT yêu cầu nhà trường tường trình về tập bài đạo đức (Dù sao giáo trình đó cũng là 1 ý tốt, nhưng nội dung thì chưa được biên soạn kỹ theo nội dung sách giáo khoa, chúng ta phải nhìn nhận hiện tại có giáo trình, sách giáo khoa nào chuẩn đâu, đang phải thảo luận giảm tải, nhồi sọ mà, không đến nỗi phải bị phê phán gắt gao, bôi nhọ như thế)
- [NLĐ] "Lạm phát" tượng đài; Xây tượng đài 410 tỉ đồng: Chưa thấy lãng phí !? sau bài này có bài bình luận của [SOI] Vô cảm đến mức này thì bỏ xừ cái nền Mỹ thuật Việt
- [NLĐ] Thế giới vinh danh GS Hoàng Tụy [DT] Bái phục ông, GS Hoàng Tuỵ!
- [SGTT] Nhà thơ - dịch giả Lâm Vũ Thao: Đời sống Việt Nam thừa chất liệu cho nhà văn
- [ĐĐK] Phan Vũ: Người lang thang hoài trên phố
- [VnEx] Ông lão 43 năm bơm vá xe góc công viên Sài Gòn
- [VH] "Các tờ báo, trang web nên học gì từ câu chuyện của Vietnamnet ?"