Ở cả hai kịch bản, chỉ số giá tiêu dùng đều được dự kiến tăng dưới 10% - Ảnh: Việt Tuấn. VnEconomy |
[Marketing3k.vn] Không đi sâu vào các chỉ tiêu cụ thể được dự báo đã vượt hay đã “phá sản” của năm nay, các ý kiến tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế Quốc hội chiều 24/9 tại Tp.HCM đặt sự quan tâm và lo lắng nhiều hơn vào những giải pháp dài hạn để “cứu” nền kinh tế được cho là đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn này.
Bởi, theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế thì cái giá phải trả cho “thành tích” tăng trưởng 5 năm qua là quá lớn, những bất ổn vĩ mô đã trở nên cực kỳ nguy hiểm, đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ từ tư duy đến hành động.
Thực tế không "hồng" như báo cáo
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tại cuộc họp, năm 2011 có 14/22 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, hai chỉ tiêu đạt xấp xỉ và 6 chỉ tiêu không đạt, trong đó có tốc độ tăng trưởng (ước thực hiện 5,8 -6%/chỉ tiêu 7-7,%) và chỉ số giá tiêu dùng (khoảng 18%/ chỉ tiêu 7%).
Nhìn tổng quát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: “tình hình kinh tế, xã hội đã có những chuyển biến và đạt được nhiều kết quả”. Một số hạn chế, tồn tại được điểm mặt là lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao, nền kinh tế tăng trưởng chậm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn...
Hầu hết các ý kiến phát biểu tại cuộc họp đều cho rằng tình hình được nêu tại báo cáo “hồng” hơn thực tế khá nhiều.
Tổng giám đốc Sài gòn Co-op Nguyễn Ngọc Hòa nhận xét “chưa bao giờ tình hình kinh tế khăn như lúc này”. Người dân mất lòng tin còn doanh nghiệp thì có tâm lý co cụm, e dè trong sản xuất vì không tin ổn định kinh tế vĩ mô có thể được lập lại trong thời gian ngắn.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với nhiều đại biểu về nhận định tình hình hiện tại đang hết sức khó khăn. “Nhưng cũng không thể chỉ nói mặt khó, Nghị quyết 11 đã tạo ra những chuyển biến tốt”, bà Ngân nói.
Riêng về báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó chủ tịch Ngân nói nhiều chuyên gia cả trong nước và nước ngoài đều đánh giá là "hồng" hơn tình hình thực tế.
Vẫn như mọi phiên thẩm tra khác, nhiều ý kiến cho rằng phần đánh giá về hạn chế, yếu kém của cơ quan lập báo cáo chưa thực sự thuyết phục.
Nhắc lại tình hình khó khăn của năm 2008, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc nhớ lại, khi đó câu hỏi tại sao lạm phát ở Việt Nam lại cao đến thế đã được đặt ra. Và câu trả lời được đưa ra với “lý do bên ngoài là chính”.
Bây giờ lạm phát cao được xác định do “bên trong” là chính nhưng là chỗ nào, khâu nào ở bên trong? ông Phúc đặt câu hỏi. Đồng thời đưa ra bình luận: Báo cáo do Thủ tướng Chính phủ thì bên cạnh kết quả có “hạn chế yếu kém”, còn báo cáo của Bộ chỉ là “tồn tại hạn chế”. Gốc rễ vấn đề, theo tôi vẫn nằm ở điều hành, ông Phúc nhấn mạnh.
“Gói” lại nội dung phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói, những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ hết và đã đến lúc phải “chịu đau” để khắc phục khuyết tật.
Tại phiên họp toàn thể lần thứ hai, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã "cân đong" nhiều vấn đề của nền kinh tế - Ảnh: CTV VnEconomy |
Thấm thía tái cơ cấu
“Soi” báo cáo của năm nay, năm sau và cả kế hoạch 5 năm tới, TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM chỉ ra điểm mới của các văn bản này là đã thấm thía sự cần thiết phải ưu tiên tái cơ cấu nền kinh tế, thay vì ưu tiên tăng trưởng.
Năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến hai kịch bản với tốc độ tăng trưởng 6 và 6,5%, song chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đều ở mức dưới 10%.
Theo quan điểm của đại biểu Lịch thì kịch bản nào cũng được, nhưng “sống chết” năm 2012 lạm phát phải về 1 con số.
“Mặt bằng lạm phát cuối năm nay cộng với 10% đã là ghê gớm lắm, vấn đề ở đây không chỉ là phải là kinh tế mà tác động vào xã hội rất lớn, vì lạm phát là thuế vô hình đánh vào toàn dân”, ông Lịch phân tích.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, 2012 phải là năm cơ bản để tái cấu trúc nền kinh tế trên cơ sở mô hình tăng trưởng hợp lý.
“Quan trọng nhất trong kế hoạch 5 năm không phải là GDP tăng bao nhiêu mà phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để tái cấu trúc kinh tế theo đúng lộ trình”, ông Kiên phát biểu.
Được cho là đã rõ ràng hơn, song các nội dung tái cơ cấu nền kinh tế được xác định tại báo cáo cũng chưa hoàn toàn thuyết phục được các thành viên Ủy ban Kinh tế - cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo kinh tế, xã hội của Chính phủ tại mỗi kỳ họp Quốc hội.
Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, trong 5 năm tới, cần tập trung 3 lĩnh vực quan trọng nhất là: tái cơ cấu đầu tư công, đổi mới phân cấp đầu tư; tái cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
Theo một số chuyên gia kinh tế là thành viên ủy ban, tái cơ cấu đầu tư không chỉ được tiến hành ở khu vực công mà cần chú trọng cả khu vực tư nhân.
Tương tự như vậy, bên cạnh tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước cũng cần làm việc này với khối doanh nghiệp tư nhân, vì cả hai đều “có bệnh”, một số đang ở mức bệnh trọng.
Quan điểm này cũng đã nhận được sự thống nhất cao của các chuyên gia kinh tế tại hội thảo về kinh tế vĩ mô diễn ra trước phiên họp ủy ban 1 ngày. Tại đây, với những phân tích có hệ thống, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải nhìn rõ và nói rõ sự thật là tình hình đã vô cùng khó khăn và sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, muốn ổn định vĩ mô thì không còn cách nào khác là cần phải nhìn thẳng vào sự thật và "bốc thuốc đúng bệnh".
Theo VnEconomy - NGUYÊN HÀ
Các bài khác:
- [Vn+] Chính phủ "mổ xẻ" nguyên nhân lạm phát tăng cao [ND] Ðiều hành giá phù hợp mục tiêu kiềm chế lạm phát; Tạo điều kiện để doanh nghiệp vượt qua khó khăn về tài chính
- [ĐV] CPI tháng 9 tăng thấp nhất một năm qua [VnEc] Chính phủ: Đã có cái nhìn toàn diện về lạm phát...
- [VnEc] Dự kiến hai kịch bản kinh tế năm 2012
- [SGTT] Bị rút hàng ngàn tỉ đồng, vẫn chưa lo thanh khoản khó
- [SGGP] FDI đang rút dần khỏi công nghiệp Việt Nam?
- [VnEc] Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: “Lợi ích của dân không chỉ là giá”; Xăng dầu và chuyện lẫn lộn vai trò [TT] Phải quyết liệt minh bạch hóa giá xăng dầu[DĐDN] "Tuổi thơ dữ dội” của Bộ trưởng Vương Đình Huệ (Bộ trưởng tài chính sẽ lên như diều gặp gió!)
- [SGTimes] Hai bộ nhùng nhằng, ai chịu thiệt?
- [VnEx] 98% ý kiến công chức 'kêu' lương thấp
- [SGTT] Cấm xe máy trên một số tuyến đường, được không? [VnEx] ‘Chưa có cơ sở khoa học là xe máy gây ùn tắc' [SGTT] Phân luồng xe tại Hà Nội: lo ngại thất bại như ba lần trước
- [VnEc] Hạn chế quảng cáo trên báo điện tử là “khó khả thi” [DT] Loay hoay tính cách quản lý quảng cáo trên blog [LĐ] Bỏ cấp phép quảng cáo ngoài trời – đối mặt với lộn xộn [VTC] Loạn quảng cáo, xử lý ra sao?
- [TT] 8 DN dược tố cáo cục trưởng Cục Quản lý dược
- [TT] “Lùm xùm” tại chung cư Quốc Cường Gia Lai
- [SGTimes] Các hãng hàng không găm vé Tết, chờ giá trần mới?
- [VnEx] Mầm bệnh từ thịt 'siêu nạc', 'đỏ tươi'
- [TN] Thương lái Trung Quốc ồ ạt gom nguyên liệu [PLTP] Thương lái Trung Quốc lại gom hàng thủy sản
- [SGTT] Nông dân Tam An đòi bồi thường trong tuyệt vọng
- [SGTimes] Loại bỏ cổ đông nhỏ để thâu tóm công ty
- [VnEc] “Bão nợ châu Âu nghiêm trọng hơn khủng hoảng 2008”; Khủng hoảng tài chính hay đổ vỡ niềm tin?
Ùn tắc trên tuyến đường Hoàng Minh Giám (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: Khánh Huyền - VnEx |