[Marketing3k.vn] Những sinh viên học ngành quản trị kinh doanh có nên tiếp tục học cao học để lấy tấm bằng thạc sĩ hay không? Vì sao?
Theo các chuyên gia ở Anh, tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) là một trong số những con đường ngắn nhất giúp sinh viên dễ thăng tiến trong sự nghiệp, đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc thay đổi nghề nghiệp của mình.
Tại Anh, các sinh viên ngành quản trị kinh doanh thường năng động, sáng tạo và cũng rất có tham vọng. Tuy nhiên, họ lại gặp phải khá nhiều khó khăn không chỉ trong thực tế công việc mà còn ngay cả trong quyết định học cao học để có tấm bằng thạc sĩ.
Mỗi năm, khoảng hơn 100.000 người trong số họ phải đối mặt với thách thức đi học toàn thời gian, 300.000 sinh viên khác may mắn hơn sẽ được lựa chọn hình thức học bán thời gian hoặc học trực tuyến nếu muốn có trong tay tấm bằng thạc sĩ.
Trong thời buổi kinh tế tri thức như hiện nay, các cuộc cạnh tranh để giành giật công việc thường diễn ra rất khốc liệt. Do vậy, một tấm bằng MBA không chỉ giúp các ứng cử viên có nhiều cơ hội việc làm hơn mà còn giúp họ mạnh hơn các đối thủ khác. Đó có thể chính là tấm vé giúp họ vào chung kết một cách chắc chắn sau vòng phỏng vấn sơ khảo, thay vì kết cục ứng viên bị loại thẳng thừng ngay từ “vòng gửi xe”.
Không chỉ thế, đa số những người đứng ra tuyển dụng nhân viên thường tìm kiếm tấm bằng MBA trong hồ sơ của các ứng cử viên sáng giá sau khi đã ưng các kĩ năng ứng xử và trình độ nghiệp vụ của họ. Một ưu điểm vượt trội của các ứng cử viên có tấm bằng MBA trong tay khiến các nhà tuyển dụng đặc biệt ưu ái họ đó là khả năng kết nối toàn cầu mà chỉ những sinh viên kì cựu mới có được. Họ có thể giúp công ty tuyển dụng không chỉ dễ dàng liên lạc, xin tài trợ và tư vấn từ các đối tác nước ngoài mà còn dễ mang lại các mối làm ăn, tình thân hữu, hoặc sự gắn kết giữa các công ty trong và ngoài nước với nhau.
Đối với những người ôm tham vọng trở thành một giám đốc quản lý mang tầm quốc tế tại một công ty đa quốc gia, hẳn họ sẽ không bao giờ bỏ qua điều kiện tiên quyết đó là phải có một tấm bằng MBA trong tay cho dù đây sẽ là một trong số những quyết định khó khăn nhất.
Tuy nhiên, để có được tấm bằng MBA mà không ảnh hưởng tới công việc hiện tại hoặc các dự định khác của mình thì trước khi đăng kí học cao học ngành quản trị kinh doanh, bạn cũng nên chú ý tới các yếu tố như danh tiếng của trường bạn theo học, chất lượng giảng viên, địa điểm, tổng thời gian của khoá học, học bổng, các môn học, thứ hạng của trường, cùng các yêu cầu từ phía nhà trường…
Hãy nhớ rằng mục tiêu bạn đặt ra khi đó là có một xuất phát điểm cao hơn các đối thủ khác, do vậy, trong suốt khoá học của mình, bạn nên cố gắng nắm chắc các kiến thức cơ bản ở những lĩnh vực như: tài chính, marketing, kinh tế và kế toán bên cạnh các môn chuyên ngành khác (như quản lý kinh doanh, cơ cấu tổ chức hay lãnh đạo một công ty…).
Trong những năm gần đây, các học viên theo học cao học ngành quản trị kinh doanh cũng đã được đào tạo thêm về các kĩ năng giao tiếp lẫn các kĩ năng truyền thông chứ không chỉ dừng lại ở việc trau dồi đạo đức doanh nhân và đạo đức xã hội. Do đó, bạn cần nắm lấy cơ hội này để phát triển toàn diện hơn, chuyên nghiệp hơn so với các đối thủ khác.
Một yếu tố không thể bỏ qua khi bạn còn đắn đo suy nghĩ việc nên hay không nên học cao học ngành này đó là mức lương trước và sau khi có tấm bằng MBA. Tại Anh, hơn 90% các ứng cử viên được tăng lương từ 40 – 100% sau khi có bằng MBA. Trong năm 2010, mức thu nhập bình quân của những người có bằng MBA ở châu Âu và Bắc Mỹ là khoảng 61.500 Bảng – cao hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân của những sinh viên tốt nghiệp đại học khác. Hơn thế nữa, chỉ chưa tới 3 năm làm việc, họ đã có thể hoàn tiền toàn khoá học. Cứ đà đó, mỗi 25 năm, họ sẽ kiếm dư ra được 2 triệu Bảng Anh.
Theo Minh Quân - VTC News
Các bài khác:
- [VnEx] Bằng tốt nghiệp đại học bị in nhầm giới tính
- [ĐV] Tràn lan sách giáo khoa lậu;
- [PLTP] Giáo dục đại học ngoài công lập đang khủng hoảng? [GD] ĐH Hoa Sen vẫn không phục Bộ Giáo dục [SGTimes] Cải tổ chính sách tài chính trong giáo dục (5/2008 - Bài này rất cũ nhưng giá trị không cũ, bây giờ ngẫm lại...buồn!)
- [VnEx] Thành lập trường đại học Thái Bình [DT] Nữ sinh bỏ học lấy chồng, nhà trường bất lực; Phối hợp tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS [VnEx] Sống như thế nào? [SGTT] 6.000 và một câu hỏi (triết lý giáo dục không có, hệ thống thì đầy khiếm khuyết nhưng trường thì cứ mở ra, vậy ai sẽ học?)
- [ĐV] Vật vã tìm nhà trọ
- [VnM] SV Ngoại Thương ảo tưởng với lương 1.000 USD?; Có SV Ngoại Thương lương 1.000 USD, nhưng ít (ai tin, đi xin việc sẽ biết!!!. Đánh văn bản còn không xong nữa là, đòi với hỏi)
- [VTC] Sốc với môn “nghịch búp bê tình dục” của HS tiểu học [DT] Lúng túng với quà tặng đồ chơi kích dục
- [VnEx] Văn trẻ hy vọng vào 'thế hệ mười ngón' (người bình thường ai không 10 ngón! Nên phải "hy vọng thế hệ 9 ngón và 11 ngón", dùng từ phức tạp quá) [CAND] Có đam mê, khát vọng mới hy vọng thành công
- [TP] Sách đạo văn được đánh giá xuất sắc
- [HNM] Làng bóng đá Việt Nam: Rồi sẽ tới đâu? [TTVH] Nếu bầu Kiên làm Chủ tịch VFF…