Nếu định nghĩa cơ bản của Wikipedia nêu rõ mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau thì các mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam hiện nay xem như đã đạt được mục tiêu này.
Ra mắt vào tháng 8/2009, Zing Me của Công ty VNG hiện có khoảng 6,8 triệu thành viên. Ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG cho biết, chiến lược của Zing Me không phải là tự kinh doanh mà trở thành nền tảng cho các bên thứ ba khai thác kinh doanh.
Zing Me đã triển khai nền tảng mở cho phép doanh nghiệp, đại lý quảng cáo sử dụng hạ tầng, cổng thanh toán của mình để kinh doanh. Zing Me hướng tới nguồn thu từ quảng cáo, thu phí xem phim hoặc lưu trữ file và chia sẻ doanh thu với các đối tác nội dung. “Năm 2010, Zing Me đạt doanh thu khoảng 20 tỉ đồng/tháng. Năm nay, doanh thu dự kiến đạt 80 tỉ đồng/tháng”, ông Khải VNG cho biết.
Zing Me đã triển khai nền tảng mở cho phép doanh nghiệp, đại lý quảng cáo sử dụng hạ tầng, cổng thanh toán của mình để kinh doanh. Zing Me hướng tới nguồn thu từ quảng cáo, thu phí xem phim hoặc lưu trữ file và chia sẻ doanh thu với các đối tác nội dung. “Năm 2010, Zing Me đạt doanh thu khoảng 20 tỉ đồng/tháng. Năm nay, doanh thu dự kiến đạt 80 tỉ đồng/tháng”, ông Khải VNG cho biết.
Ra đời sau Zing Me (tháng 3/2010), mạng xã hội Go.vn là dự án trọng điểm của Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC. Tương tự như Zing Me, chiến lược của Go.vn là trở thành hệ thống nền tảng mở với sự tích hợp và hội tụ cả 3 màn hình internet, di động và truyền hình. Ông Phan Anh Tuấn, Trưởng dự án Go.vn, cho biết mạng này đã được đầu tư trên 150 tỉ đồng. Mạng xã hội này có tổng doanh thu năm 2010 đạt khoảng 70 tỉ đồng và mức dự kiến cho cả năm 2011 là trên 120 tỉ đồng. Nguồn thu chủ yếu đến từ các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, dịch vụ thanh toán, giải trí trực tuyến và thương mại điện tử.
Chưa dễ hòa vốn và đạt lợi nhuận
Ông Tuấn VTC cho hay điểm hòa vốn của mô hình đầu tư mạng xã hội phụ thuộc đa phần vào chiến lược phát triển và cách hoạt động của nó.
Bên cạnh đó, đầu tư một mạng xã hội cần rất nhiều nguồn lực như tài chính ổn định, nhân sự kỹ thuật có chất lượng, cơ sở hạ tầng mạnh. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc đầu tư mạng xã hội sẽ không khả thi. Nếu có tham vọng đầu tư thì nên chăng chỉ là tập trung thỏa mãn tốt một nhu cầu nào đó trong xã hội rồi phối hợp với các mạng xã hội đang có sẵn để cùng phát triển hơn là quyết định đầu tư riêng một mạng xã hội mới.
Trong lúc này, mục tiêu chính của các mạng xã hội trong nước vẫn là tiếp tục thu hút người dùng, tạo sự trung thành từ họ. Không nhiều doanh nghiệp có thể nghĩ đến chuyện hòa vốn và đạt lợi nhuận trong thời gian này. Không ít mạng đã phải lặng lẽ đóng cửa. Lợi nhuận của ngành này là câu chuyện của tương lai.
Lượng thành viên lên tới hàng triệu, nhưng lợi nhuận thu về vẫn là câu chuyện tương lai đối với các mạng xã hội Việt Nam. Kinh doanh mạng xã hội không hẳn dễ ăn vì 100 người làm có thể chỉ 1, 2 người thành công”, ông Paul Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Công ty VON, đơn vị chủ sở hữu mạng YuMe, cho biết. Tháng 2/2004, chàng sinh viên Mark Zuckerberg Trường Đại học Harvard, khi ấy chưa đầy 20 tuổi bắt đầu thử nghiệm trang web của mình với tên gọi Thefacebook.com nhằm mục tiêu đơn giản chỉ là phương tiện kết nối bạn bè cùng trường. Chỉ 6 năm sau (2010), Facebook đã có tới hơn 550 triệu thành viên đăng ký trên toàn cầu và dự kiến con số này sẽ đạt mức 1 tỉ vào năm 2012.
Theo Nhipcaudautu