GS Thomas J.Vallely |
[Marketing3k.vn] Nhận xét về giáo dục đại học ở Việt Nam, GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard, cho rằng có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ, tuy nhiên cũng chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam về việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay.
Tháng 11/2008, trong khuôn khổ Chương trình Bồi dưỡng lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Đoàn tham quan và học tập kinh nghiệm các trường đại học, cao đẳng ở Hoa Kỳ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã đến thăm ĐH Harvard. Đoàn được Trường tiếp đón và báo cáo một chuyên đề nghiên cứu về hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Người báo cáo là GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard.
Có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ(1):
- Một là, sự bùng nổ internet ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là trong 8 năm trở lại đây. Chúng tôi nhận ra điều này khi phỏng vấn thí sinh Việt Nam đăng ký vào Đại học Harvard. Các thí sinh đã khai thác được kho tàng internet để tìm kiếm thông tin và học tập tốt. Trong nhóm được phỏng vấn, chỉ có khoảng 1% hạn chế về vấn đề này;
- Hai là, nhờ truyền thống hiếu học. Có thể nói, xã hội Việt Nam là một xã hội hiếu học và đặt giá trị của giáo dục rất thiêng liêng. Các bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho việc học tập của con cái mình về vật chất lẫn tinh thần;
- Ba là, kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam được tổ chức nghiêm túc. Và do vậy, Việt Nam tuyển được người giỏi thực sự.
Tuy nhiên, báo cáo của Giáo sư Thomas J.Vallely cũng đã chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam về việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Năm ngộ nhận đó gồm:
- Một là, bộ tiêu chuẩn mà các trường ở Việt Nam đang áp dụng sẽ tạo ra chất lượng cao. Song, vấn đề khó nhất, lớn nhất là làm thế nào để quản trị, quản lý trường đại học (Việt Nam nên so sánh hệ thống đại học của mình với các nước khác, không nên so sánh mình với mình);
- Hai là, việc tăng nguồn lực vật chất là có thể tạo ra chất luợng cao hơn hiện có. Tôi (Giáo sư Thomas J.Vallely) rất hoài nghi về khả năng Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay để phát triển giáo dục. Giáo sư cho rằng, nếu tiếp tục thì sẽ không thành công, không hiệu quả mà vấn đề là ở chỗ đổi mới quản trị, quản lý trước rồi mới đến cái khác. Kinh nghiệm ở Trung Quốc là khó áp dụng ở Việt Nam;
- Ba là, Việt Nam có thể cải cách từ từ cũng có thể dẫn đến thành công. (Giáo sư Thomas J.Vallely nói, mỗi lần tôi gặp một quan chức Việt Nam cho rằng, sẽ cải cách từ từ; nếu mỗi lần như vậy cho tôi 1 đô la thì bây giờ tôi đã là người giàu có). Và Giáo sư nói rằng, theo chúng tôi, Việt Nam phải cải cách nhanh chóng, mạnh mẽ như trong nông nghiệp thì mới có thể cải cách giáo dục (Giáo sư nhắc lại câu này khi Giáo sư trả lời với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm ĐH Harvard năm 2005);
- Bốn là, thực hiện kiểm định chất lượng như hiện nay là có thể nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng ta cần biết rằng, kiểm định chất lượng chỉ có tác dụng khi nó có tính cạnh tranh và phải đi kèm với chế tài phù hợp. Kiểm định chất lượng là một công cụ rất quan trọng để Bộ Giáo dục và Đào tạo điều tiết được quá trình nới lỏng và trao thêm quyền tự chủ cho các trường. Theo chúng tôi, Việt Nam cần xây dựng cơ chế kiểm định chất lượng mới có thể tiếp tục cải cách hệ thống giáo dục đại học. Và chúng ta phải nhớ rằng, cơ chế kiểm định chất lượng chỉ là một công cụ chứ không phải là loại thuốc có thể chữa bách bệnh. Riêng kiểm định chất lượng thôi thì không giải quyết được vấn đề chất lượng. Kiểm định chất lượng chỉ hiệu quả khi các trường phải tự chịu trách nhiệm. Theo cách nói người Mỹ, đó là kiểm định chất lượng “có răng”, nghĩa là phải kèm với xử lý, không phải kiểm xong rồi thôi;
- Năm là, cách tuyển chọn và sử dụng nhân sự như hiện nay. Chẳng hạn, tiêu chuẩn lý lịch gia đình không có chỗ đứng trong khoa học. Hay ông hiệu trưởng mà không có quyền sa thải một cô rót trà thì rất khó nói đến việc nâng cao chất lượng. Ông cho rằng, Việt Nam phải đổi mới nhân sự trong giáo dục đại học mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu không làm điều này, Việt Nam khó có thể đổi mới đạt hiệu quả được. Việt Nam có nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi. Họ đã rất thành công trong và ngoài nước. Cần dành chỗ đứng cho nhân sự khoa học. Mặc dù Nhà nước phải đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục nhưng phải đổi mới về vấn đề này.
Có thể nói, hiện nay, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm và bàn luận. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề này. Chẳng hạn, nên duy trì 2 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học cao đẳng như hiện nay hay bỏ một trong hai; nếu bỏ một kỳ thi thì bỏ kỳ thi nào,… Do giới hạn của bài viết, chúng tôi xin giới thiệu những nội dung nêu trên để bạn đọc tham khảo và không bình luận thêm trong bài viết này.
PGS.TS. Võ Văn Thắng - Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang
----------------------
(1) Từ này do Giáo sư ĐH Harvard dùng.
Các bài khác:
- [TT] Tìm triết lý nào cho nền giáo dục nước nhà? [SGTT] Nhà trường thất bại thì cả xã hội thất bại
- [DT] Nền khoa học nước nhà không thể "tuyệt tự "; Muốn khoa học không “tuyệt tự” cần gỡ ra từ đâu?
- [DT] Đường vòng vào đại học (nên xem, mặc dù có tí quảng cáo nhưng trường này thấy bài bản)
- [NLĐ] Hàng trăm học sinh “cưỡi” bè đi học [TT] Dựng lều học chữ [TTVH] Chuyện đồng phục học trò [TN] Đóng tiền thay bàn ghế đa năng!
- [TT] Ám ảnh tiền trường - Kỳ 1: Loạn phí trường tư [DT] Mục đích họp phụ huynh đầu năm học chỉ là tiền (!?); Tham khảo cách họp phụ huynh ở nước ngoài [VTC] Hội phụ huynh lạm thu theo gợi ý của nhà trường [ND] Chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong trường học
- [ND] Trau dồi kiến thức cơ bản của người viết văn trẻ
- [DV/ANTG] Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống còn để mang thương tích
- [Bee] Đệ nhất làng hoạn lợn (nghề dân gian, kiến thức phổ thông có ích)
- [HV] Nguyễn Cao Kỳ: "Miền Nam Việt Nam cần một lãnh tụ thật sự như Hồ Chí Minh" (Lịch sử, nếu thấy sai sao ông không thay đổi mà...)