Giáo dục Việt Nam: Giảm tải, có cũng như không

23/9/110 nhận xét

Hướng dẫn giảm tải của Bộ GD - ĐT
quá sơ sài . Ảnh: Kim Anh
[Marketing3k.vn] Hướng dẫn giảm tải chương trình SGK do Bộ GD - ĐT biên soạn chủ yếu tập trung ở phần bài tập, cắt giảm một số thí nghiệm nhỏ không cần thiết… khiến người trong ngành phải thốt lên “giảm cũng như không”.

Tổng hợp ý kiến của giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, (Hà Nội) cho thấy, nói giảm tải chương trình và SGK nhưng không điều chỉnh một tí nào về chương trình học. 5 nhóm nội dung kiến thức cần giảm tải của Bộ GD-ĐT chỉ là “vụn vặt, nhỏ lẻ”.
Vụn vặt, nhỏ lẻ

Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, phân tích: Nhóm thứ nhất, những kiến thức được viết trong chương trình -SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau thì không có bao nhiêu. Nhóm hai, những nội dung trùng lặp lớp dưới với lớp trên cũng không có nhiều. Nhóm ba, điều chỉnh những kiến thức mang đặc điểm địa phương cũng không có mấy. Nhóm bốn, giảm tải những bài tập, câu hỏi khó, quá khó đối với năng lực suy luận của HS chỉ có trong SGK. Nhóm năm, sắp xếp lại các bài học một cách hợp lý hơn cũng chẳng có gì.

Thầy Cương cho rằng, chương trình không nặng nhưng vì thời gian quá ít nên mới nặng. Với môn Toán chương trình tương đương với nước ngoài, nhưng chỉ học 3 tiết/tuần (chương trình chuẩn) và 4 tiết một tuần (chương trình nâng cao), trong khi các nước số tiết học nhiều hơn. “Với cách làm kiểu này của Bộ GD - ĐT, giảm tải không được gì, có cũng như không. Môn Toán, việc giảm tải chỉ khoảng 0,5%”, thầy Cương bức xúc. 

Cô Nguyễn Thị Hương Giang, giáo viên Toán của Trường THPT Lộc Thanh (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng), cũng cho biết: “Chương trình môn Toán được cắt giảm khá nhiều từ lớp 10 đến lớp 12 nhưng chỉ là những phần nhỏ, khá vụn vặt trong bài. Tuy nhiên, có những phần thường hay ra thi ở các kỳ thi ĐH như: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số; Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối; Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số... thì lại hướng dẫn rất sơ sài, thậm chí còn bỏ không dạy”.

Thiếu tổng thể

Việc cắt giảm nội dung một số môn học khác lại được đánh giá là chưa tổng thể. Thầy Nguyễn Minh Đức, GV trường THPT Rạch Gầm - Xoài Mút (tỉnh Tiền Giang), cho biết: “Nội dung giảm tải môn Văn tập trung chủ yếu ở hai khối lớp 10 và 11. Trong khi đó, khối 12 vốn chịu nhiều áp lực thi cử nhất nhưng theo hướng dẫn giảm tải của Bộ thì chỉ giảm đúng 1 bài ‘Nhân vật giao tiếp’, trong khi bài này không nằm trong chương trình thi cử. Do đó, mang tiếng là giảm tải nhưng thực chất chương trình học không có bất kỳ thay đổi nào”. 

Đồng quan điểm, cô Hà Phương Minh, giáo viên Văn tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, chia sẻ: “Tôi không nói đến việc cắt giảm, thế nhưng nội dung dạy môn Văn cấp THPT hiện nay vẫn đang bộc lộ hạn chế khi đưa vào chương trình những tác phẩm không hấp dẫn khiến nhiều HS không hứng thú học”. 

Nhiều giáo viên cho rằng, Bộ GD-ĐT cần xây dựng nội dung giảm tải thiết thực hơn, tránh tình trạng “hô hào” cắt giảm nhưng thực tế lại chẳng được giáo viên bộ môn áp dụng.

Khó giám sát

Theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, đối với các bài, các phần không dạy, giáo viên dùng thời lượng các phần này dành cho các bài, các phần khác, hoặc dùng thời gian củng cố, hướng dẫn học sinh học tập. Giáo viên không ra bài tập, đặt câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là không dạy hoặc đọc thêm và GV có thể tham khảo để nâng cao cho mình. Tuy nhiên, việc GV có áp dụng hay không thì “chỉ có trời mới biết”.

Một GV trường THPT Tân Phú (TP.HCM), cho biết: “Trên lớp chúng tôi vẫn triển khai chương trình theo hướng dẫn của Bộ nhưng buổi tối vào giờ tự học (khoảng từ 8 đến 10g), chúng tôi sẽ dạy thêm các bài mà hướng dẫn cắt bỏ. Cắt giảm thì cắt chứ liệu đến kỳ thi ĐH, Bộ GD-ĐT có ra trúng phần này hay không?”. Đồng quan điểm, thầy Th.H, GV Lý, Trường THPT Gia Định, cho biết: “Cứ đến giờ sinh hoạt lớp, tôi lại hướng dẫn các em những nội dung mà Bộ cắt bỏ. Năm nay, các em lớp 12 rồi, nếu không dạy, đến kỳ thi ĐH các em sẽ không làm được bài”.

Không thể phủ nhận việc cắt giảm chương trình SGK là không tốt. Thế nhưng, dự thảo để cắt giảm chỉ được góp ý vội vàng trong 1-2 tuần rồi đưa vào triển khai thì chắc chắn sẽ bộc lộ nhiều bất cập. Thầy Nguyễn Mạnh Hưởng, Trường Phổ thông Nguyễn Tất Thành, đề nghị: “Để GV và HS yên tâm, không băn khoăn, lo lắng trong kiểm tra và thi (nhất là với HS lớp 12, thi HS giỏi và kì thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ), Bộ GD-ĐT cần có thông tin rõ ràng gửi cho các Sở GD- ĐT và các trường phổ thông là không tổ chức kiểm tra hoặc thi những nội dung đã giảm tải.
Theo T.Trúc - B.Lâm - Đất Việt
Các bài khác:
Tìm thấy trên mạng Tôi love Việt Nam
http://www.facebook.com/profile.php?id=1023190680
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP