"Có mẹ nào giúp em với, cô giáo của con em ra bài toán này, em vật vã mãi mà không giải được cho đúng cách", những lời "kêu cứu" kiểu như vậy không hiếm trên các diễn đàn mạng.
Mẹ bị con chê là… dốt
Vừa về đến nhà, bé Nhật Minh (học sinh lớp ba) đã phụng phịu trách mẹ: “Mẹ dốt thế, bài mẹ dạy con làm bị cô giáo bảo sai”. Tá hỏa, chị Hương (mẹ bé Minh) đọc kỹ lại đề bài: “Số gà trong chuồng nhiều hơn số lợn 20 con. Số gà gấp ba lần số lợn. Hỏi trong chuồng có bao nhiêu lợn, bao nhiêu gà?”. Chị Hương đã hướng dẫn bé Minh giải theo phương pháp đặt ẩn và lập phương trình, kết quả ra là trong chuồng có 30 con gà và 10 con lợn. Kiểm tra đi kiểm tra lại, chị Hương thấy kết quả hoàn toàn chính xác.
Hỏi con là vì sao cô giáo bảo sai. Bé Minh kể: “Cô bảo kết quả không sai nhưng cách giải của con không giống của cô nên không đúng”. Chị Hương rất băn khoăn bởi với những bài toán như trên, giải bằng phương pháp đặt phương trình sẽ rất nhanh gọn. Nhưng đối với một học sinh lớp ba như bé Minh thì để giải sao cho trẻ dễ hiểu và đúng với cách giải của cô giáo lại là điều không đơn giản.
Có nhiều bài toán trong chương trình tiểu học về mức độ kiến thức thì không quá khó nhưng để giải đúng cách như yêu cầu của cô giáo lại là cả vấn đề. Chính vì thế, không hiếm trường hợp, bố mẹ là tiến sĩ, là giảng viên đại học hẳn hoi nhưng vẫn bị con chê… dốt vì làm con bị điểm kém do cách giải không đúng. Đây là lý do chủ yếu khiến nhiều bậc phụ huynh phải vắt óc, đau đầu mỗi lần dạy con làm toán.
Bên cạnh khó khăn để nghĩ ra cách giải hợp lý, không ít phụ huynh cũng lúng túng vì nhiều bài toán tiểu học khá hóc búa. Chị Ngọc Quỳnh (ở Thanh Xuân, Hà Nội) đã phải bó tay trước bài tập về nhà của cậu con trai mới học lớp hai: “Cho 7 con số 5, dùng các phép tính +,-,x,: là sao để ra kết quả là 580”. Với trình độ học sinh lớp hai, đây thực sự là một bài toán quá phức tạp. Sau khi hỏi nhiều người, chị Quỳnh mới tìm ra cách giải bài toán trên: 5 x 5 x 5 -5 -5 x 5 + 5 = 580.
Cha mẹ lên mạng cầu cứu
Gặp khó khăn trong việc giải toán cấp một cho con, nhiều ông bố bà mẹ đã phải lên các diễn đàn trên mạng cầu cứu, nhờ mọi người cùng giải giúp. Thành viên Mẹ Tòng Mít cho biết, con gái chị mới học lớp hai nhưng có nhiều bài toán của cháu chị không biết giải thế nào. Sau một vài lần hướng dẫn con nhưng bị cô giáo chê là không đúng cách và cho điểm kém, Mẹ Tòng Tít đành lên mạng nhờ trợ giúp.
Nhiều bài toán cấp một khi được đưa lên mạng đã thu hút rất nhiều “nhà thông thái” cha mẹ xúm vào cùng nhau giải. Không ít lần, những tranh luận nảy nửa đã xảy ra giữa các ông bố bà mẹ về cách giải các bài toán của con.
Bên cạnh việc cùng nhau giải toán, nhiều phụ huynh còn cùng nhau chia sẻ tâm sự khi không giải được toán cấp một cho con. “Không ngờ nhiều bài toán cấp một thôi mà để giải được lại khó đến thế”, chị Trang Nhung (nhân viên một công ty truyền thông) đã phải thốt lên như thế sau nhiều lần nghĩ nát óc mới giải được các bài toán tiểu học đăng trên diễn đàn. Còn thành viên Huongngoclan trên diễn đàn raovat.slide.vn thì than thở: “Toán cấp một gì mà khó thế, bố mẹ còn loay hoay mãi không giải nổi thì tụi nhỏ làm sao được”.
Ngoài nhờ trợ giúp trên mạng, nhiều gia đình hiện nay đã phải “khoán” toàn bộ việc học của con cho cô giáo ngay từ bậc tiểu học bởi bố mẹ đã không thể theo kịp chương trình học của con. Cô giáo Lê Thu Huyền, giáo viên trường tiểu học Mỹ Đình, cho biết: “Có nhiều trường hợp phụ huynh gọi điện hỏi cô giáo xem cách giải toán cho con như thế này đã đúng hay chưa. Không ít cha mẹ than thở là không thể kèm được con học toán ở nhà do chương trình học bây giờ khác quá nên trăm sự nhờ… cô giáo”.
Cô giáo Huyền cũng cho biết thêm, thực ra chương trình chuẩn trong sách giáo khoa toán tiểu học bây giờ không quá khó đến mức cha mẹ cũng không giải nổi. Những bài toán khó thường nằm trong các chương trình học tăng cường hoặc các chương trình nâng cao dành cho học sinh giỏi. Nhưng với xu hướng nhà nhà cho con đi học thêm, học phụ đạo như hiện nay, các ông bố bà mẹ đã phải nhiều lần đau đầu khi kèm con học toán ở nhà.
Trong khi Bộ Giáo dục – Đào tạo vẫn liên tục thực hiện các kế hoạch giảm tải chương trình dạy và học cho học sinh, các cháu vẫn được cho khá nhiều bài tập về nhà và không ít bố mẹ vẫn phải chật vật mỗi khi giải toán cấp một cho con.
Theo Bá Mạnh - Đất Việt
Các bài khác:
- [Bee] "Người tài, chức bộ trưởng và cái sự già"
- [VTC] Cấp học bổng toàn phần cho SV, đại học vẫn ế [TT] Nhiều trường ĐH chờ đóng cửa ngành [TP] Đóng cửa hay không ngành học thiếu thí sinh (Vì sao có những câu hỏi thế này? Nếu trước khi đầu tư (cấp phép) dự án thì câu hỏi này phải được đặt ra trước tiên và phải có đáp án, khả thi)
- [Vn+] Lập Đại học Văn hóa, Thể thao-Du lịch đầu tiên [SGGP] Thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Trung (Mở trường rất dễ, chất lượng đào tạo, duy trì khi không có người học,...rồi số phận của nó sẽ thế nào, có như những câu hỏi mà các báo phải đặt ra nữa hay không?)
- [VnEx] Đầu năm học nói chuyện 'Ủng hộ nhà trường' [LĐ] Học nhồi, học tạm, học “ké” học “chay”
- [DT] Không chọn đúng giáo viên chủ nhiệm sẽ có hại cho học sinh (nếu chọn được chủ nhiệm nhưng các giáo viên bộ môn có hại cho học sinh không? Không phải chỉ có giáo viên chủ nhiệm mà những người đứng đầu, những người được gọi là "Thầy/Cô")
- [VnEx] Thứ trưởng Bộ Y tế khai gian học vị tiến sĩ [VnM] Thứ trưởng Bộ Y tế bị xác minh khai man học vị [VTC] Thứ trưởng Bộ Y tế tự phong mình là tiến sĩ (Tại sao không kiểm tra lý lịch lúc ứng cử vào vị trí, mà lúc này mới kiểm tra, thẩm tra lý lịch, rồi đua nhau bơi bày trên mặt báo, không hiểu?) [PLTP] Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang không có bằng tiến sĩ? [DV] Ông Cao Minh Quang - Tiến sĩ dỏm, Thứ trưởng thật; còn đây bài cũ của [VnEx] Thứ trưởng Bộ Y tế bị kỷ luật
- [VnEx] Kỷ luật Đảng 2 quan chức kiểm sát 'giải trí không lành mạnh'
- [NLĐ] Học trò cô Hương
- [SGTT] Còn loài người, còn văn chương
- [VnEx] Nhà văn Phan Anh và những cảm nhận về tình yêu
- [eVan] 'Người viết không nên quẩn quanh chuyện PR hay không PR' [ND] "Mỗi tác phẩm là một thông điệp nồng nàn với đời sống, thắm thiết niềm tin yêu con người" [VanVn] Từ các bạn trẻ nghĩ về người đứng tuổi
- [SGGP] Hạt sạn lớn trong một tác phẩm về Bác Hồ