Niềm đam mê có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn?

19/8/110 nhận xét

[Marketing4u.vn] Mọi doanh nghiệp đều muốn nhân viên của mình có niềm yêu thích say mê đối với công việc vì những nhân viên được truyền cảm hứng yêu nghề thì sẽ làm việc năng suất hơn, và niềm đam mê yêu thích có thể sẽ mang đến nguồn năng lượng cần thiết để làm tăng sự gắn bó với công việc dù cho có nhiều trở ngại, khó khăn. Trong thực tế, một số kiểu đam mê với công việc hết sức nguy hiểm và có hại.

Mọi doanh nghiệp đều muốn nhân viên của mình có niềm yêu thích say mê đối với công việc. Vì một lý do chính đáng đó là: những nhân viên được truyền cảm hứng yêu nghề thì sẽ làm việc năng suất hơn, và niềm đam mê yêu thích có thể sẽ mang đến nguồn năng lượng cần thiết để làm tăng sự gắn bó với công việc dù cho có nhiều trở ngại, khó khăn. Dường như niềm đam mê rõ ràng là điều luôn được ao ước, thì những nghiên cứu tâm lý gần đây lại đưa ra một nhận xét là không phải niềm đam mê công việc dưới tất cả các hình thức đều đem lại khả năng thích ứng tốt với mọi môi trường làm việc và giúp ích cho công việc. Trong thực tế, một số kiểu đam mê với công việc hết sức nguy hiểm và có hại.

Theo "Dạng thức kép của niềm đam mê" của Robert J.Vallerand, niềm đam mê công việc mang hai xu hướng đặc trưng đó là dung hòa và ám ảnh. Những người với niềm đam mê được dung hòa đến với công việc bởi công việc mang đến cho họ niềm vui thực sự. Họ có khả năng kiểm soát công việc, và công việc của họ luôn hài hòa với những hoạt động khác trong cuộc sống đời thường. Đồng thời, họ biết khi nào thì nên ngừng làm việc và sẵn sàng tạm ngừng công việc khi họ muốn tham gia hưởng thụ những thú vui khác hoặc biết dừng lại đúng lúc, bởi công việc nếu tiếp tục sẽ trở nên quá mạo hiểm. Kết quả là không xảy ra xung đột giữa công việc và những mảng hoạt động khác của cuộc sống. Ví dụ, khi họ đang dành thời gian thư giãn đi nghe hòa nhạc hoặc chơi đùa với con cái, họ sẽ tạm thời không nghĩ đến công việc. Và họ không cảm thấy tội lỗi khi họ không làm việc. Những phiếu câu hỏi điều tra niềm đam mê công việc được dung hòa nhận được những câu trả lời: "Công việc này cho tôi cơ hội phát huy những phẩm chất riêng biệt của bản thân mình mà tôi rất thích.", "Công việc này hài hòa với những hoạt động khác trong cuộc sống của tôi.", và "Đối với tôi, tôi vẫn có thể kiểm soát được niềm đam mê dành cho công việc của mình."

Niềm đam mê công việc một cách ám ảnh là một câu chuyện hoàn toàn khác. Giống như mọi người với niềm đam mê được dung hòa, những người với niềm đam mê ám ảnh cho rằng công việc của họ tượng trưng cho niềm đam mê đối với họ, và coi công việc có một giá trị rất lớn. Một sự khác biệt điển hình với niềm đam mê được dung hòa đó là họ cảm thấy một sự thúc giục phải luôn làm việc mà không thể cưỡng lại được. Kết quả là, họ cảm thấy không thể làm cân bằng hài hòa giữa niềm đam mê dành cho công việc và những hoạt động khác trong cuộc sống thường nhật. Những phiếu câu hỏi điều tra về niềm đam mê ám ảnh nhận được những câu trả lời: "Sự thúc giục rất mạnh mẽ. Tôi không thể tách mình ra khỏi công việc này." Và "Tâm trạng của tôi luôn phụ thuộc vào việc tôi có thể hoàn thành công việc này hay không."

Cả hai dạng của niềm đam mê gắn với những kết quả khác nhau. Niềm đam mê được dung hòa mang lại cho chúng ta một thể chất tốt hơn, một tâm lý thoải mái, lòng tự trọng, những cảm xúc tích cực, sự sáng tạo, sự tập trung, sự sáng khoải, sự hài lòng với công việc, và đem lại sự cân bằng hài hòa với các hoạt động khác trong cuộc sống. Những ảnh hưởng này sẽ tràn sang cả những lĩnh vực khác. Bởi vì con người với niềm đam mê hài hòa có thể chủ động rời khỏi công việc và dành thời gian trải nghiệm những phần khác của cuộc sống, họ luôn luôn thấy những ảnh hưởng tích cực.

Trái lại, những người với đam mê ám ảnh cho thấy mức độ chịu những ảnh hưởng tiêu cực qua thời gian cao hơn và thể hiện những biểu hiện kém thích ứng. Họ thấy mức độ chịu những ảnh hưởng tiêu cực trong và sau khi làm việc rất cao; họ khó có thể ngừng nghĩ đến công việc của mình và họ sẽ rất thất vọng khi họ không được làm việc. Họ cũng sẽ khăng khăng làm cho dù việc đó rất mạo hiểm (giống như một con bạc chơi thâu đêm suốt sáng. Một lý do giải thích cho điều này đó là công việc đã trở thành một phần rất lớn của sự tự ý thức về bản thân. Để bảo vệ chính mình, đôi khi họ phải thể hiện ra bên ngoài những hành động tự vệ ví dụ như sự hung hăng, đặc biệt khi chỗ đứng của họ bị đe dọa. Những người với niềm đam mê công việc một cách ảm ảnh thì thường có những hình ảnh tiêu cực về bản thân, dễ dàng gắn hai từ "bản thân" và "khó ưa" với nhau hơn là những người với có mức độ đam mê ám ảnh thấp hơn. Điều này cho thấy sự kiên trì theo đuổi công việc của họ không phải xuất phát từ niềm vui ham thích bên trong mà là từ cái tôi không ổn định.

Những sự khác biệt này sẽ có những tác động nhất định dẫn đến tình trạng kiệt sức do làm việc quá nhiều. Một nghiên cứu gần đây điều tra tình trạng kiệt sức (dựa trên đo tình trạng kiệt sức về mặt cảm xúc) của hai ví dụ tiêu biểu của các y tá trong suốt sáu tháng, ở hai quốc gia khác nhau. Niềm đam mê công việc một cách ám ảnh đã gia tăng khả năng kiệt sức; trong khi đó, niềm đam mê hài hòa giúp bảo vệ chống lại tình trạng kiệt sức. Những nhà nghiên cứu đã xác minh một vài yếu tố quan trọng để giải thích mối liên quan này. Niềm đam mê công việc ám ảnh thường đi cùng với mức độ xung đột với những nhiệm vụ khác trong cuộc sống cao hơn và thường không bao giờ đạt được sự thỏa mãn với công việc. Trong khi đó, niềm đam mê công việc hài hòa gắn với mức độ xung đột thấp hơn, và sự hài lòng với công việc cao hơn. Quan trọng là, những ảnh hưởng này sẽ còn tiếp tục thậm chí sau khi đã kiểm soát thành công số giờ làm việc. Những người với niềm đam mê công việc hài hòa luôn làm việc với tinh thần thoải mái và sẵn sàng giải quyết những vấn đề mới, trong khi những người với niềm đam mê công việc ám ảnh luôn chịu nguy cơ bị kiệt sức rất cao.

Tuy nhiên, chẳng phải sự kiên trì theo đuổi công việc là một điều tốt hay sao? Rất nhiều kiệt tác đã ra đời nhờ sự tập trung đầy ám ảnh vào công việc đến mức quên tất cả mọi thứ xung quanh. Nghiên cứu đã cho rằng đây có thể là một bí ẩn. Phân biệt giữ hai dạng kiên trì theo đuổi công việc một cách linh hoạt và kiên trì một cách cứng nhắc là rất quan trọng. Những người với niềm đam mê công việc ám ảnh, kiên trì làm việc một cách cứng nhắc thậm chí khi việc làm đó không còn đáng để mình bỏ công sức ra làm. Những người với niềm đam mê công việc được dung hòa thì thường nhạy bén hơn và chắc chắn cuối cùng sẽ thành công. Điều này giải thích tại sao rất nhiều thần đồng sau khi lớn lên đã dần dần thất bại dù chúng cũng rất tài năng. Chúng ta càng tự gắn mình một cách mất trí vào công việc, chúng ta càng có nguy cơ cao bị rơi vào tình trạng đuối sức.

Tóm lại, loại đam mê công việc một cách ám ảnh có rất nhiều vấn đề. Không chỉ ảnh hưởng công việc, mà còn ảnh hưởng nhiều mặt khác của cuộc sống. Bạn đang sở hữu loại đam mê nào? Bạn đã đạt được sự thỏa mãn thực sự từ công việc chưa hay có phải bạn cảm thấy như thể bạn đang làm việc là để chứng minh một điều gì đó cho người khác? Bạn có cảm thấy một nhu cầu bức thiết là phải làm việc không hay bạn có dễ dàng tạm ngưng công việc và hưởng những thú vui khác của cuộc sống không? Những câu hỏi đặt ra đối với những vị giám đốc đó là: Loại đam mê nào mà bạn đang ra sức lấy đi từ những nhân viên của mình? Đừng để bị đánh lừa bởi những nhân viên quá chăm chỉ. Bởi một vài trong số họ đang sắp rơi vào tình trạng kiệt sức.


Tác giả: KNOWLEDGE LINK GROUP (THEO HBR) Theo vef
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP