Trung Quốc cử tàu ngư chính đến Trường Sa

11/7/110 nhận xét

[VnEx] Báo chí Trung Quốc hôm qua cho biết một tàu ngư chính nước này đã rời cảng ở tỉnh Hải Nam lên đường đi thực hiện nhiệm vụ mà họ gọi là tuần tra ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam



Một con tàu ngư chính của Trung Quốc, được đưa đến Trường Sa hồi tháng 4 năm nay. Ảnh: China Daily.
Một con tàu ngư chính của Trung Quốc được đưa đến Trường Sa
hồi tháng 4 năm nay. Hành động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam
 đối với quần đảo. Ảnh: China Daily
Tàu này, mang số hiệu 46012, được đưa xuống để thay thế tàu ngư chính số 301, đến khu vực đảo đá ngầm Vành Khăn và sẽ hoạt động ở đó 50 ngày, trên tàu có 22 người, TTXVN dẫn lại tin của Tân Hoa cho hay.

Theo hãng tin Trung Quốc, đây là lần đầu tiên ngành cá hải dương tỉnh Hải Nam thực hiện tuần ngư chính ở Trường Sa. Ngư chính là một trong năm lực lượng hành pháp bờ biển của Trung Quốc, thuộc dân sự.

Liên quan tới sự kiện này, hãng thông tấn bình luận Trung Quốc tối qua nói việc "tuần tra bảo vệ ngư chính là cách thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc" đối với quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông nằm ở vùng nước bên trong yêu sách 9 đoạn mà Trung Quốc mới đưa ra năm 2009 để đòi chủ quyền. Yêu sách này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và không được các bên liên quan ở Biển Đông và quốc tế công nhận.

Quần đảo Trường Sa đã được Việt Nam khẳng định chủ quyền trên cơ sở bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý.

Hồi đầu tháng 4, Trung Quốc đã đưa các tàu ngư chính của họ đến vùng nước gần Trường Sa, điều này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, và bị Việt Nam phản đối.

"Việc Trung Quốc cử tàu ngư chính đi tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố hôm 5/4.

Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây gia tăng căng thẳng do việc các tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngoài việc điều tàu ngư chính đến và ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng nước thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc còn cho các tàu hải giám và tàu cá quấy rối hoạt động của tàu Việt Nam ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Philippines trong những tháng qua cũng nhiều lần tố cáo tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền, quấy rối hoạt động của tàu cá và tàu thăm dò của Philippines.

Manila tuần trước cho biết có thể sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn an ninh khu vực ARF, nhóm họp tại Indonesia giữa tháng này. Mỹ - nước có quyền lợi quốc gia trong việc đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông và là đồng minh của Philippines - cho rằng ARF là cơ hội để giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua phương cách hòa bình.

Trong một diễn biến khác, tờ The Yomiuri Shimbun của Nhật vừa dẫn nguồn không nêu tên trong ngành ngoại giao Mỹ cho hay Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay khác với chiếc Varyag mua từ Ukraina. Tháng trước, lần đầu tiên quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc thừa nhận nước này đang chế tạo tàu sân bay, nhưng không nói rõ là chiếc Varyag đó hay một tàu hoàn toàn "made in China". Tờ báo Nhật nói con tàu thứ hai này được cho là đang đóng ở Thượng Hải.
Thanh Mai
* Biển Đảo:
* Văn Hóa - Giáo Dục:
* Kinh Tế - Chính Sách:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP