[SGTT] Thương lái và các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam đang bị thương nhân Trung Quốc hớt tay trên. Đó là một thực tế cay đắng khi mà trong thời gian qua, từ Bắc chí Nam, nơi đâu cũng thấy bóng dáng người Trung Quốc đến tận nơi lựa chọn và thu gom nông sản từ chính tay những người nông dân. Có lẽ sẽ không quá lời khi nói rằng thương nhân Việt Nam đang bị “thủng lưới” ngay trên sân nhà.
Trong thời gian qua, tình trạng thương nhân Trung Quốc đang ráo riết thu gom các loại nông sản, thực phẩm như cao su, thủy hải sản, trứng vịt, tiêu, điều, sắn lát,… với giá cao hơn giá thị trường đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước phải lên tiếng kêu cứu vì thiếu nguyên liệu đầu vào.
Theo ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc công ty cổ phần thủy sản Thuận Phước ở Đà Nẵng thì “Thương nhân Trung Quốc tới tận ao mua tôm, tới tận cảng cá chờ tàu cá cập bến và hình như luôn luôn lúc nào họ cũng mua cao hơn một vài giá so với doanh nghiệp chúng ta”. Đồng thời, ông cho biết các doanh nghiệp thủy sản ở miền Trung đang bị thiếu nguyên liệu trầm trọng mà một phần là do cạnh tranh không lại với thương nhân Trung Quốc.
Không riêng gì những mặt hàng trên mà một số sản phẩm nông sản, nguyên liệu khác như gỗ, giấy, hồ tiêu,… vẫn trong tình trạng tương tự.
Việc người nông dân bán được giá cao là điều đáng mừng. Tuy nhiên, trước tình trạng này cũng nên nhìn lại một thực trạng khác đã tồn tại từ rất lâu. Đó là nếu không có sự xuất hiện ồ ạt của các thương nhân đến từ Trung Quốc trong thời gian qua thì người nông dân Việt Nam vẫn mãi bị các thương lái chèn ép, phải bán sản phẩm do chính mồ hôi nước mắt của mình làm ra với giá rẻ mạt.
Giờ đây có thể nhận ra rằng, điệp khúc “được mùa, mất giá” không phải do sản phẩm làm ra quá dư thừa mà do tâm lý lo sợ ế ẩm, do bị ép giá, và không chủ động tìm đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam đã khiến không ít nông dân đã phải đành đoạn bỏ nghề, bỏ ruộng, bỏ đồng.
Cách đây không lâu, hàng loạt nông dân trồng rau ở Lâm Đồng đã phải ngậm ngùi khi sản phẩm do họ làm ra bị “rớt giá” thảm hại. Nhiều người đành phải bán đổ bán tháo để gở gạt phần nào vốn liếng, công sức do mình bỏ ra. Một số người khác thì mặc kệ, bỏ cho rau quả chết rụi, rơi rụng ngoài đồng bởi giá bán không đủ trả tiền thuê nhân công thu hoạch. Trong tình cảnh này, người nông dân chỉ biết ngồi nhìn “thành quả” lao động của mình trôi ra sông, ra biển.
Trong khi đó, giá bán các sản phẩm này tại các thành phố lớn không hề giảm. Có nhiều sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng thì giá đã được nâng lên đến 11 lần.
Khi “một mình một chợ” thì giá các loại nông sản như rau, củ, quả, lúa, gạo, ... thường do thương lái và các nhà phân phối định giá. Lợi nhuận được làm ra từ những giọt mồ hôi và công sức của nông dân đang bị một nhóm nhỏ những người nắm quyền chi phối thị trường thụ hưởng. Và không ai khác, người chịu thiệt thòi nhất trong quy trình sản xuất, phân phối hàng hóa nông sản vẫn là người nông dân đang phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để có được những sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Nay bán được số lượng lớn với giá cao, phương thức thu mua nhanh gọn, nông dân Việt Nam đang rất vui mừng. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng nên cẩn trọng với tình trạng các thương nhân Trung Quốc đang lùng sục khắp nơi thu mua nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Đây là những ý kiến rất đáng để những người nông dân cảnh giác với nhu cầu bất thường đến từ Trung Quốc bởi trong quá khứ đã không ít lần người nông dân Việt Nam phải nhận nhiều “trái đắng”.
Nhưng dù sao đi nữa, đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước nhìn lại cái cách mà họ đã từng đối xử với các sản phẩm do người nông dân phải rất cực khổ mới làm ra trong thời gian qua như thế nào.
Khi người tiêu dùng đã bỏ tiền mua những sản phẩm do chính những người nông dân Việt Nam làm ra tức là họ đang góp phần tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của nghề nông, một nghề truyền thống và còn rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Đóng góp ấy là để người nông dân nhận được đúng giá trị, công sức của họ bỏ ra chứ không phải chỉ để làm giàu cho những người trung gian.
Giờ đây, muộn còn hơn không, các doanh nghiệp Việt Nam hãy xích lại gần hơn và hãy biết chia sẻ với người nông dân, nếu không, sự ưu ái của họ dành cho những thương nhân Trung Quốc là điều khó tránh khỏi. Và đáng buồn hơn, nguồn nguyên liệu hay các sản phẩm chất lượng cao do chính tay người nông dân Việt Nam làm ra sẽ lần lượt “chảy” sang Trung Quốc.
TRẦN MINH QUÂN
* Biển Đảo:
* Văn Hóa - Giáo Dục:
- [SGTT] Nhà văn Nhã Thuyên: “Nếu hết hoang mang, tôi không viết nữa”
- [TP] ‘Cố gắng’ đừng ‘cố chấp’ với ‘cố đô’ (cách làm tự điển Việt - Anh)
- [TP] Nổi tiếng, có ích và xấu hổ (Đề thi văn năm nay)
- [TVN] Mặt trái của "truyện tranh hóa" danh tác
- [TVN] Trong, mỏng và... ngắn dần (lúng túng của cơ quan quản lý)
- [SGTT] Sống với nghệ thuật: Một đèo, một đèo lại một đèo... P. Cézanne (1839 – 1906)
- [T.Nhin] Diễn biến mới vụ: “Nước mắt nữ sinh đằng sau bản luận văn tốt nghiệp”
- [TT] Phát hiện nhiều gian lận thi cử
- [T.Nhin] Lãnh đạo có cần bằng tiến sĩ? và Khi lãnh đạo “đọc” bài phát biểu
- [T.Nhin] Nhà báo và căn bệnh sính dùng chữ
- [TP] Làm 'vũ công' ở Harvard
- [T.Nhin] Hà Tĩnh: Ban lễ nghi đền Lê Khôi bị tố tư túi tiền công đức
- [VnEx] Tỷ phú danh tiếng nói 'không' với rượu bia
* Kinh Tế - Chính Sách:
- [Vn+] BCH Trung ương thông qua chương trình khóa XI [VnEc] Tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự cấp cao (...Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau một tuần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, có sự cải tiến, đổi mới trong cách thức tiến hành...)
- [VnEc] Thủ tướng ra công điện chống lạm phát [TT] Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không để thiếu hàng, gây sốt giá [VnEx] 'Giá điện, xăng phải phù hợp mục tiêu kiềm chế lạm phát' [VEF] Thủ tướng: Siết quản lý giá, quyết chống đầu cơ
- [T.Nhin] NHNN giải thích về quyết định giảm lãi suất trên thị trường mở
- [Stox] Lãi suất: Tăng giảm, giảm tăng... [NLĐ] Bất đồng trong “mở van” tín dụng
- [T.Nhin] Nợ công và… bất ổn cần lưu ý
- [VnEc] Cạnh tranh nguyên liệu: Doanh nghiệp “nội” yếu thế
- [T.Nhin] Tăng trưởng xuất khẩu 2011 phải vượt chỉ tiêu Quốc hội! [SGTT] Khẩn trương kiểm tra việc xuất khẩu qua biên giới [VnEc] Xuất khẩu da giày vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- [VnEc] Thất thu thuế: Tính bao nhiêu cho đủ?
- [T.Nhin] Xoay xở với dư nợ tín dụng phi sản xuất
- [TT] Chưa giảm giá xăng dầu vì Doanh nghiệp chỉ mới lãi 222 đồng/lít xăng!
- [T.Nhin] Giải pháp… thế chấp BĐS tại các ngân hàng nước ngoài!
- [DT] Bất động sản: Giảm giá là nhu cầu tăng mạnh
- [NLĐ] Giá bất động sản TPHCM giảm và Biệt thự ít người thuê
- [Stox] Thị trường Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc "thâu tóm"
- [DĐDN] Đối phó với"bẫy"của thương nhân Trung Quốc
- [VnEc] Thu hút FDI và tín hiệu mới từ Samsung Complex (kinh tế khó khăn, không có giải pháp nào khác ngoài ưu đãi đầu tư)
- [TP] Đi chợ... vừa sợ, vừa run
- [ĐV] Cận cảnh công chức 'kiếm tiền tay trái' thời bão giá và Cán bộ nhà nước 'bắt tay' vàng tặc
- [TP] Đằng sau việc đóng cửa Agel Việt Nam
- [T.Nhin] Đắk Lắk: Cuộc chiến nóng bỏng giữa Cty Tân Phương và hàng trăm hộ dân
- [TVN] “Quyền lực thì đứng, quyền uy thì ngồi”
- [VnEc] Lạm phát ở Trung Quốc cao nhất trong 3 năm
- [VNN] Những điều đe dọa Trung Quốc:Tham nhũng và cải cách chính trị
- [VEF] Bị xử thua vụ đất hiếm, Trung Quốc có cam lòng?
- [ĐV] 'So găng' khoe giàu: Trung Quốc vẫn kém xa Mỹ
- [TVN] Singapore: Thu hẹp chia rẽ sắc tộc nhờ... “mối đe dọa ngoại lai”
- [VnEc] HSBC: Tốc độ tăng trưởng các thị trường mới nổi đã chậm lại
* Tin khác:
- [SGTT] Từ chuyện giải trình vì dám nói ngược với lãnh đạo!
- [TN] Tìm nguồn nước mới cho TP.HCM
- [DĐDN] Đỉnh lũ có khả năng xuất hiện vào cuối tháng 7
- [DĐDN] Những bệnh viện “dần xây” ở Long An
- [VnEx] Những phận đời trong bóng đêm giữa Sài Gòn
- [Vn+] Chuyển sang trồng cây cảnh, cả làng sắm ôtô
- [SGTimes] Câu chuyện phẩm màu trong mì ăn liền
- [VnEx] Clip quảng cáo 'thiếu lễ phép' của hoa hậu bị phản ứng và Quảng cáo hăm dọa người tiêu dùng (nỗi đau đó là kỹ thuật, do hàm lượng ít hay nhiều khi xử dụng)
- [SGTT] Apple – Samsung: Cuộc chiến giữa hai đối tác
- [TT] TP.HCM: tỉ lệ nạo phá thai cao gấp 3 lần cả nước [Bee] Vua Lê Thánh Tông ban lệnh cấm phá thai
- [T.Nhin] Giao thông ở Tokyo: Bài học cho đô thị Việt Nam
- [TP] Ngôi nhà 'độc nhất vô nhị'
- [VnEx] Thế giới có thêm quốc gia mới
- [CafeF] Mua hàng theo nhóm: Hết thời?
- [VnEc] Timeshare, xu hướng du lịch mới