Kỹ năng thuyết trình: Cải thiện - Trắc nghiệm và Thực hành

9/7/110 nhận xét

[Marketing4u.vn] Để thuyết trình hiệu quả, chúng ta cần biết: Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU, TẠO DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.

Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Thực hiện.

* Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện.

* Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…

* Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng.

Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ.

Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
  • Không làm mất thời gian của người nghe
  • Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
  • Cấu trúc tốt bài thuyết trình
  • Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
  • Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
  • Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe
Để các bạn có được một bài thuyết trình thành công và xa hơn, là một phong cách thuyết trình riêng, cuốn hút và hiệu quả. Bạn cũng có thể quan sát và học từ những diễn giả nổi tiếng, để rút ra rằng, thông điệp sẽ chẳng hề có ý nghĩa nếu chẳng ai hiểu được hoặc chẳng ai muốn nghe. Vì vậy, bạn không cần là chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực bạn đang muốn nói đến, nhưng hãy trình bày thuyết phục và tự tin vì người ta muốn nghe thông điệp hay nhất chứ không phải nghe người giỏi nhất.

Làm Thế Nào Để Thuyết Trình Một Cách Thuyết Phục

“Vấn đề không phải nói cái gì mà người nghe cảm nhận như thế nào". Một bài thuyết trình có sức thuyết phục cũng chính là một bài thuyết trình mang lại cảm hứng và nguồn động lực cho thính giả (người nghe). Cảm nhận của người nghe là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự thành công, tính hiệu quả của một bài thuyết trình.

Thật dễ dàng để có thể phân biệt giữa một bài thuyết trình hiệu quả và một bài thuyết trình thiếu tính thuyết phục. Vậy, điều gì chính là yếu tố làm nên sự khác biệt đó? Chuyên gia Tom Murrel - một nhà hùng biện, một doanh nhân thành đạt sẽ giải thích cho các bạn thấy được điều đó qua một bài nói ngắn gọn, súc tích về vấn đề này.


Kỹ Năng Thuyết Trình Hiệu Quả

Thuyết trình sao cho hiệu quả, sao cho người nghe không chán ngán, không ru ngủ người nghe bằng bài diễn thuyết của bạn là một kỹ năng không dễ bao gồm cả sự kỹ càng trong chuẩn bị, vững vàng trong kiến thức và tự tin trong tâm hồn.

Mr Joel Hochberger, một chuyên gia trong lĩnh vực thuyết trình. Hãy cùng theo dõi nhịp độ nói, mức độ tự tin và cách ông truyền tải thông tin đến người nghe không chỉ bằng lời nói, mà còn là ánh mắt, bàn tay, hay thậm chí là những cái lắc đầu, nhún vai.


Cải Thiện Kỹ Năng Thuyết Trình

Đứng trước mọi người và nói về một chủ đề, người ta lo sợ mình sẽ ấp úng, lúng túng, lo sợ mình nói không được trôi chảy, lo sợ mình sẽ trở nên lố bịch, trở nên trò hề cho mọi người. Và chính sự lo lắng đó là nguyên nhân để nhiều người trong chúng ta thất bại khi đứng trước đám đông.

Mr J. Douglas Jefferys - nhà hùng biện, thuyết trình nổi tiếng, tác giả của đầu sách bán chạy “Killer presentation skill” sẽ có những chia sẻ rất đồng cảm với chúng ta qua video “Cải thiện khả năng thuyết trình của bạn”.


Ngôn Ngữ Cơ Thể

Để thuyết phục, chiếm được cảm tình của người nghe, bạn cần có kỹ năng nói lưu loát, sử dụng ngôn ngữ thông thạo không chỉ ở lời nói mà còn ở ngôn ngữ hình thể, ánh mắt, và cách lắng nghe.

Mr Robert Purfield - một con người đã có trên 20 năm thành công trong lĩnh vực phát triển khả năng con người, thúc đẩy cảm hứng làm việc cho nhiều công ty trên nước Anh, và dĩ nhiên, là một bậc thầy trong giao tiếp. Trong loạt video "Sử dụng ngôn ngữ lưu loát", Mr Robert sẽ nói về tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể.


Trắc nghiệm: Làm thế nào để có thể thuyết trình thật tốt

Trong vấn đề này chúng tôi giúp bạn biết thêm những kỹ năng cần thiết khi thuyết trình. Qua bài trắc nghiệm bên dưới sẽ giúp bạn tự tin khi cần thuyết trình một vấn đề trước đám đông.

Câu 1: Theo bạn việc diễn đạt ý tưởng có thực sự là một vấn đề khó khăn
  1. Không đâu. Tôi luôn tự tin và biết cách diễn đạt cho mọi người hiểu được suy nghĩ của mình.
  2. Đó là vấn đề khó khăn của tôi. Tôi có rất nhiều ý tưởng để nói với mọi người nhưng mọi người hình như không hiểu lắm.
  3. Đôi khi có những ý tưởng hơi khó diễn đạt thì tôi không biết làm sao cả.
Câu 2: Khi đứng trước hội nghị có rất nhiều thành viên tham gia. Bạn nghĩ cần điều gì nhất
  1. Sự tự tin.
  2. Tính thuyết phục trong lời nói.
  3. Cần có các kỹ năng mềm khác.
Câu 3: Theo bạn có cần suy nghĩ những câu hỏi có thể xảy ra đối với bài thuyết trình của mình không?
  1. Tôi luôn tin vào sự chuẩn bị chu đáo của mình. Có lẽ điều này không cần thiết.
  2. Tôi luôn đặt mình vào tình huống xấu nhất và luôn suy nghĩ các câu hỏi có thể gặp.
  3. Có đôi khi và cũng có lúc quên.
Câu 4: Khi thuyết trình xong cảm giác của bạn thế nào?
  1. Cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ.
  2. Cảm thấy không tốt. Tôi đã quên vài chi tiết trong bài thuyết trình.
  3. Luôn tự tin vì mình đã chuẩn bị mọi việc thật chu đáo.
Câu 5: Khi thuyết trình bạn làm thế nào để tiết kiệm thời gian của mình
  1. Cố gắng nói thật nhanh bài thuyết trình.
  2. Chú trọng vào các vấn đề quan trọng trong bài thuyết trình.
  3. Tóm tắt bài thuyết trình thành các ý chính và dùng các từ ngữ đơn giản để diễn đạt.
Câu 6: Theo quan điểm của bạn để tăng tính hấp dẫn cho bài thuyết trình thì:
  1. Đưa mọi người vào các tình huống và các hình ảnh minh họa mà bạn đã đặt ra.
  2. Sử dụng lối nói gián tiếp sau đó đi vào bài thuyết trình.
  3. Nói thật to và rõ.
Câu 7: Bạn có nghĩ mình cần ước lượng thời gian cho bài thuyết trình.
  1. Tôi luôn phân bổ thời gian hợp lý 75% dành cho bài thuyết trình và 25% dành cho các hoạt động khác.
  2. Tôi nghĩ không cần thiết lắm. Bài thuyết trình của tôi đã ngắn lắm rồi.
  3. Tôi nghĩ không cần vì tôi có khả năng nói nhanh.
Câu 8: Trong lúc thuyết trình. Bạn gặp một sự cố hài hước và mọi người cười lên. Bạn sẽ thế nào?
  1. Cảm thấy xấu hổ và rời vị trí.
  2. Hơi bị ngượng nhưng sẽ đưa sự cố ấy thành một tình huống có chủ đích của bạn.
  3. Không có gì cả. Cố gắng hoàn thành xong bài thuyết trình.
Câu 9: Cách trình bày bài thuyết trình của bạn thế nào?
  1. Nói trực tiếp vào vấn đề chính.
  2. Sử dụng các nghệ thuật giao tiếp để thuyết trình.
  3. Gây ra các sự chú ý.
Câu 10: Phản ứng của bạn khi được phát biểu một vấn đề
  1. Luôn tự tin.
  2. Thật là một cực hình.
  3. Hơi run. Nhưng sẽ cố trấn tĩnh rồi phát biểu ý kiến.
Câu 11: Khi thuyết trình trước người nghe tác phong của bạn thế nào?
  1. Khuôn mặt luôn đỏ. Tay chân cảm thấy thừa thải. Ánh mắt luôn nhìn trần nhà và phía xa xăm.
  2. Luôn tươi cười và biểu cảm. Vung tay trong khoảng thắt lưng đến cằm. Ánh mắt bao quát mọi người.
  3. Khuôn mặt lạnh thinh. Thỉnh thoảng đưa tay minh họa. Ánh mắt hay nhìn về phía những người quan trọng nhất.
Câu 12: Theo bạn tóm tắt lại nội dung khi đã thuyết trình cho người nghe có thật sự cần thiết?
  1. Có lúc cần có lúc không. Nhớ thì làm không thì thôi.
  2. Thật sự không cần thiết.
  3. Luôn dành thời gian cho phần tổng kết này.
Theo hieuhoc.com
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP