[TVN] Đang lúc chúng ta phải đối phó với những âm mưu của Trung Quốc trên biển Đông qua các hành vi bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, xâm phạm chủ quyền lãnh hải nước ta và những đòi hỏi vô lý trong tranh chấp, thì cũng đừng quên một áp lực khác mà chúng ta đang phải gánh chịu, đó là sự lệ thuộc quá nhiều trong làm ăn với Trung Quốc.
Biểu hiện cụ thể là tình hình nhập siêu ngày càng nặng nề với nước láng giềng này đang là bài toán khó.
Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Những năm gần đây mức nhập siêu này đã tăng rất nhanh từ 2,67 tỉ USD năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỉ USD năm 2010, tức là gần gấp năm lần. Con số này khiến chúng ta bức xúc hơn khi 10 năm trước, tức vào năm 2000, thặng dư thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 130 triệu USD.
Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ trong năm tháng đầu năm 2011 mức nhập siêu của Việt Nam đã lên tới khoảng 6,5 tỉ USD mà trong đó phần lớn vẫn là nhập siêu từ Trung Quốc (nhưng đáng tiếc là không thấy cơ quan này công bố số liệu cụ thể).
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một báo cáo công bố gần đây đã cho rằng, mức độ thâm nhập kinh tế của Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng. Theo đó các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất.
Góp phần lớn nhất vào tình hình này xuất phát từ hàng loạt gói thầu các công ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering, procurement and construction - Thiết kế, mua sắm và xây dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập đoàn Điện lực VN), mỏ (như bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của Tập đoàn Than Khoáng sản VN-TKV), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng, cải tạo đường sá ở TP. Hồ Chí Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội)..., qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào VN. Điều này càng bộc lộ sự yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong vai trò chủ đạo nhưng thường buông bỏ trận địa chính mà đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành nghề.
Theo phân tích của VEPR thì chính sách thương mại và công nghiệp của Việt Nam chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. Việt Nam cũng thiếu vắng những hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc lại biết tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương mại khu vực.
Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng nên khó thâm nhập thị trường Trung Quốc. Lâu nay, nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc là khoáng sản và nông lâm thủy sản với số lượng nhỏ, giá cả bấp bênh và tình hình này hiện vẫn chưa có gì thay đổi.
Có thể thấy nguyên nhân sâu xa của căn bệnh nhập siêu lớn với Trung Quốc là từ chính sách phát triển và cơ cấu nền kinh tế, cho nên việc giảm nhập siêu với Trung Quốc là vấn đề nan giải mà chủ yếu vẫn là phải sớm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cải tổ hoạt động của khu vực quốc doanh nói riêng để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Bài toán nhập siêu từ Trung Quốc, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR, cần có các giải pháp đồng bộ không chỉ về chính sách thương mại mà cả về chính sách đầu tư, chính sách công nghiệp trong cơ chế chọn nhà thầu.
Ai cũng biết nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Muốn thỏa mãn yêu cầu này thì chúng ta phải nhập khẩu đủ lượng nguyên phụ liệu sản xuất tương ứng. Và trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thì Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc vì giá cả, chất lượng nguyên liệu của Trung Quốc tương đối hợp lý, chưa kể Trung Quốc cũng là thị trường gần, chi phí vận tải thấp. Thế nhưng thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam đã đến mức báo động.
Trong năm nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất gồm thiết bị máy móc phụ tùng, xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên ở năm vị trí đầu. Các số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2010 chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện...
Nếu nguồn cung này biến động theo chiều hướng xấu thì ngay lập tức không chỉ thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ và EU cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 Việt Nam nhập từ Trung Quốc 20,02 tỉ USD hàng hóa, trong đó các mặt hàng chính gồm: máy móc thiết bị, phụ tùng (22,37%); bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may, da giày (15,64%); sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, kim loại (11,39%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,41%); xăng dầu, khí hóa lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ (6,97%); hóa chất, sản phẩm hóa chất (4,56%); chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm (2,9%); phân bón, thuốc trừ sâu (2,25%). Nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để tiêu thụ hay sản xuất các mặt hàng tiêu thụ trong nước (thay thế hàng nhập khẩu) cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (điện tử, máy tính, xăng, phân bón, thuốc trừ sâu). |
Rõ ràng danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm hơn và có mối ràng buộc sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.
Báo chí trong nước trích lời tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đóng vai trò chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc, còn Trung Quốc thì xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ thấp và trung bình cho Việt Nam với khối lượng lớn vượt trội.
Với cục diện như vậy, nếu không có sự quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập khẩu sớm, chúng ta không những lún sâu vào nhập siêu với Trung Quốc mà còn phải trả giá đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng.
Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian tới, ý kiến được đưa ra trong nhiều cuộc hội thảo cho rằng có hai hướng giải pháp cần thiết. Thứ nhất, phải tăng cường xuất khẩu với tốc độ xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu để dần thu hẹp nhập siêu. Thứ hai, cần phải đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên liệu hỗ trợ. Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ phê duyệt đề án khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp ở nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản... đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Nhưng quan trọng hơn cả là Chính phủ cần có chủ trương ở tầm vĩ mô trong bối cảnh địa chính trị hiện nay để đưa nền kinh tế giảm bớt sự lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc. Kinh nghiệm của nhiều nước đã và đang lệ thuộc từ đồng vốn đến kỹ thuật của Trung Quốc là bài học đáng cho chúng ta suy ngẫm. Sẽ khó khăn giữ được độc lập về chính trị khi không có được độc lập về kinh tế. Chính vì vậy việc sớm thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế phải được đặt ra ngay từ bây giờ, dù quá muộn còn hơn không. Tác giả: PHẠM THÀNH SƠN
- Giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. - Giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng này đã tăng lên 13,4%. - Năm 2008 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 19,8% tổng kim ngạch. - Năm 2009 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên 25%. - Năm 2010, Việt Nam chi 19,1 tỉ USD để mua hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu đối ứng 6,4 tỉ USD. - Năm 2000, Việt Nam đạt thặng dư thương mại với Trung Quốc 135 triệu USD. - Năm 2001, thâm hụt trong cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc 200 triệu USD. - Năm 2007, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỉ USD. - Năm 2008, con số này là 11,16 tỉ USD. - Năm 2009, tăng lên 11,532 tỉ USD. - Năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 12,7 tỉ USD. - Năm 2011 dự kiến tăng lên 17 tỉ USD. Nguồn: Thống kê tổng hợp |
* Biển Đông:
* Văn Hóa - Giáo Dục:
- [TVN] Ngõ nhỏ hóa tâm hồn người Hà Thành
- [TVN] Tản mạn về... rác
- [Bee] Bị lưu đày vì tội đánh tráo bài thi
- [TT] Cái bằng tiến thân!
- [TN] Đào tạo không bằng cấp
- [TT] Phóng sự ảnh: Sĩ tử cầu may!; Bụng đói đi thi; Phận trò nghèo
- [TT] Căng thẳng tìm một ghế mầm non
- [TN] Về bài viết ''Tràn ngập sách sai kiến thức'': Cách làm ngược dẫn đến sai sót
- [Tamnhin] Vẫn còn nhiều sai sót trong hồ sơ của thí sinh
- [Tamnhin] Lâm Đồng: Cần xem xét lại chiêu thức “tấm lòng vàng”
- [TT] GS Ngô Bảo Châu: Lúc khó khăn chính là cơ hội nhìn lại mình
- [SGTT] Một nền y khoa đổ vỡ và Y đức ngày nay
- [PLTP] Làm giàu từ việc… dạy làm giàu
- [SGTT] Văn hoá sốc hai chiều
- [SGTT] Từ gỗ và đá
- [SGTT] Phở to ở Đan Mạch
* Kinh Tế - Chính Sách:
- [Gafin] Economist: Việt Nam là điểm nóng tăng trưởng thế giới
- [DVT] Kinh tế vĩ mô tuần qua: Ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát
- [Tamnhin] Sẽ không có tăng trưởng với đồng tiền dễ dãi
- [Tamnhin] Biện pháp hành chính gây sốc thị trường tài chính?
- [Tamnhin] Sẽ “trảm” ngân hàng yếu kém?
- [TT] Lãi vay cao, nhiều doanh nghiệp lao đao
- [TN] Không điều chỉnh tăng dư nợ tín dụng lên 23%
- [PLTP] Cần siết việc vay USD đổi VND lấy lời
- [VnEx] Độc chiêu lách lãi suất ngân hàng
- [VEF] Dòng tiền sẽ vào chứng khoán hay bất động sản?
- [VnEx] Vốn cho bất động sản vẫn bị kiểm soát
- [Tamnhin] Chủ đầu tư bất động sản hợp tác với ngân hàng: Lợi ích ba bên
- [PLTP] 70% người mua nhà là đầu cơ [Tamnhin] Bất động sản: 70% đầu cơ và… hệ lụy nhãn tiền
- [VEF] Bất động sản đóng băng vẫn phải ra hàng [Tamnhin] BĐS: Không cần phao cứu sinh? và "Giải cứu" thị trường BĐS: Cách nào?
- [SGTimes] Dự thảo vàng: gút lại và để ngỏ và Quản lý vàng bằng thủ tục hành chính
- [VTC] Vì sao giá vàng nội lại cao hơn giá vàng quốc tế?
- [VnMedia] Thị trường cạnh tranh, EVN không còn chi phối; Vinacomin kêu khó khi tham gia phát điện cạnh tranh ; 48 nhà máy điện bắt đầu chào giá cạnh tranh
- [VnMedia] Chưa có kế hoạch tăng giá điện
- [SGTimes] Chế tạo thiết bị cho dự án nhiệt điện: Đừng để “chết yểu”
- [VEF] Chặn 'chiêu' lách luật biến xe mới thành cũ
- [TT] Ximăng lại đòi tăng giá
- [SGTT] Nhà kinh doanh nặng gánh giá mặt bằng
- [VEF] Nhiều siêu thị điện máy lần lượt đóng cửa
- [TN] Tiết kiệm với “hàng nhãn riêng”
- [SGTT] Theo đuổi Global GAP trên "đôi chân yếu ớt"
- [BBC] 'Im tiếng về cáo buộc với ông Lê Đức Thúy'
- [VEF] Sự thật về đọc quảng cáo... ra tiền triệu
- [TT] Tiền “khủng”, sản phẩm mới thành công?
- [TT] Nhà máy chip “made in VN”
- [CafeF] Việt Nam trở thành nước sản xuất giầy thể thao Nike lớn nhất thế giới
- [TN] Cú sốc trong kinh doanh hàng đa cấp
- [Gafin] Giá hàng hóa bùng nổ vì dòng tiền nóng
- [Xaluan] 5 yếu tố chính tác động lên thị trường hàng hóa thế giới tháng 6
- [VnMedia] Bầu cử Thái: Cuộc đua song mã giữa trai tài gái sắc
- [BBC] Bầu cử Thái Lan: Em Thaksin là nữ thủ tướng?
- [Tamnhin] Bốn nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế Đức
- [RFI] Đức rút khỏi điện hạt nhân: Suy nghĩ về trường hợp Việt Nam
- [VnEx] Kinh tế Ấn Độ mất 129 tỷ USD vì lạm phát
- [DVT] Hy Lạp thoái khỏi nguy cơ vỡ nợ, thị trường thế giới lạc quan trở lại
- [VnEx] Bong bóng bất động sản Trung Quốc nguy cơ sắp vỡ
- [DVT] Trung Quốc có thể xoay chuyển kinh tế Mỹ bất cứ lúc nào?
- [VEF] Trung Quốc: Coi chừng bẫy thu nhập trung bình
- [TT] Cựu tổng GĐ IMF sẽ trở lại chính trường Pháp?
- [Gafin] New York đang mất vị trí trung tâm tài chính thế giới
- [VnEx] 10 công ty Mỹ bị chê trách nhiều nhất
- [Tamnhin] Toyoya mất ngôi vị nhà chế tạo xe hơi lớn nhất thế giới?
* Tin khác:
- [Bee] Vua Minh Mạng cho xây đồn, đặt pháo trên đảo Phú Quốc và Vua Minh Mạng và việc bảo vệ đảo Phú Quốc
- [VnMedia] Cấm công chức uống rượu bia: Liệu có khả thi?
- [VnMedia] Luật bảo vệ người tiêu dùng: Doanh nghiệp sẽ quyết định !
- [Bee] "Cao thủ" chữa cong vẹo cột sống
- [VnEx] Trào lưu tự trồng rau thời bão giá
- [ĐV] Chuyện chưa kể về việc đào tạo phi công Việt Nam
- [DĐDN] Hai chiếc máy bay siêu nhẹ đầu tiên tại VN : Tiền tỉ “đắp chiếu”
- [TT] Đặt máy để dân đánh giá cán bộ: Cần thật lòng lắng nghe
- [VnEx] Phụ nữ chân nhỏ hấp dẫn đàn ông nhất
- [VnEx] Nhà thiết kế bác trần tình của Thanh Thúy về trang phục hở
- [VTC] Những trò bịp của dịch vụ “đại tu gò bồng đào”
- [VTC] Những nàng WAG đẹp nhất nước Anh
- [VTC] Kiều nữ bốc lửa bên 2 siêu xe (Ferrari 458 Italia và Porsche 911 Turbo)