[TVN] Nói về cái lý "nhắc đến tên tôi có nghĩa là của tôi" của Trung Quốc, một bình luận của độc giả trên tờ Economist mỉa mai: "Biển Nam Trung Hoa nên nó là của Trung Hoa? Vậy là Ấn Độ Dương sẽ thuộc về Ấn Độ? Nếu đó là thật, có lẽ các quốc gia khác cũng nên nghiêm túc xem xét việc thay đổi quốc danh... Về phần Trung Quốc, có lẽ họ sẽ muốn đổi tên nước thành "Thái Bình Dương."
Từ biển Giao Chỉ tới đường lưỡi bò
Mông Cổ có chủ quyền không thể tranh cãi với các lãnh thổ từ biển Hoàng Hải ở Đông Á cho đến Châu Âu. Nơi nào đã từng in vó ngựa thảo nguyên, đã từng có tên trên bản đồ của đế chế Mông Cổ từ thế kỉ XII-XIII đều thuộc nước Mông Cổ hiện nay. Con cháu của Thành Cát Tư Hãn hoàn toàn có thể tuyên bố như vậy nếu sự ngộ nhận về biển Đông của Trung Quốc dựa trên "lịch sử" là đúng.
Biển Đông, được Trung Quốc gọi là Nam Hải, không thực sự xuất hiện nhiều trong cả đời sống văn hóa và chính trị của nước này trong một thời gian dài. Dễ thấy trong cả văn học và lịch sử Trung Hoa, chúng ta chỉ thường hay bắt gặp cái tên Đông Hải, vùng biển phía đông Trung Hoa lục địa, hơn là vùng biển phía nam vốn được coi là "hoang sơ "này.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, đối với Biển Đông, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).
Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.
Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn. Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
Vậy bằng cách nào và từ khi nào đã xuất hiện đường chữ U đứt khúc (hay "đường lưỡi bò" theo cách gọi phổ biện ở Việt Nam) để Trung Quốc vin vào đó khẳng định chủ quyền đối với 3/4 diện tích Biển Đông?
Tại hội thảo về an ninh Biển Đông do CSIS tổ chức ở Washington D.C trung tuần tháng 6, lần đầu tiên một học giả Trung Quốc đã phải chính thức thừa nhận đường chữ U đứt khúc ("Đường lưỡi bò" theo cách gọi phổ biến ở Việt Nam) là sự thừa kế từ giai đoạn Tưởng Giới Thạch cầm quyền.
Theo Giáo sư Tô Hạo, xuất phát từ "sáng kiến" của một người Trung Quốc vào năm 1930, năm 1947 Tưởng Giới Thạch đã cho vẽ thành bản đồ, nhưng chỉ lưu hành trong nước mà chưa có tuyên bố quốc tế. Nhưng đến 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhà cầm quyền mới tại Trung Hoa lục địa lại in thành sách và mang dạy cho trẻ con.
"Bằng chứng lịch sử...rõ ràng?"
Chính quyền Trung Quốc cho rằng họ có những chứng cứ lịch sử "rõ ràng" để khẳng định chủ quyền trên biển Đông: đó là việc người Trung Hoa trong 2.000 năm qua với lực lượng hải quân hùng mạnh, đã đi lại tấp nập trên biển Đông từ Hải Nam cho đến tận Indonesia.
Ngư dân Trung Quốc cũng coi vùng này là nơi đánh bắt hải sản truyền thống, và những ai không tin vào các bằng chứng trên thì có thể nhìn vào những "di tích" tìm thấy trên các đảo thuộc vùng tranh chấp, gồm cả xương cốt của những người Trung Hoa từng đặt chân lên đây.
Thế nên, dù trong cả 2.000 năm lịch sử đó chưa có vua chúa Trung Hoa nào tuyên bố biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của họ, thì vùng biển này vẫn nghiễm nhiên là lãnh thổ của Trung Quốc.
Khoan chưa nói đến đến bao nhiêu phần trăm số di tích tìm thấy trên đảo kia là "đồ xịn", thật là khó để thuyết phục bất kì ai rằng chừng đó là đủ để khẳng định chủ quyền lãnh hải cho một quốc gia. Điều này được chấp nhận thì chả khác nào coi những đống xương ở gò Đống Đa cũng là căn cứ xác định chủ quyền.
Quan điểm về những cuộc thám hiểm và buôn bán của thương nhân và hải quân người Hoa trên biển Đông lại càng mơ hồ hơn. Nếu "bằng chứng lịch sử" là đúng, người Anh có lẽ bây giờ là bá chủ của nhân loại, khi tàu thuyền của họ đi lại tấp nập trên khắp các vùng biển trên thế giới vào thời kỳ hưng thịnh nhất của thực dân Anh, trong đó có cả vùng biển Đông Hải của Trung Quốc.
Lý sự của cái tên
Tên gọi quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay của biển Đông là biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Đó đơn giản chỉ là tên gọi của những người châu Âu giao thương với Trung Quốc qua con đường biển Đông vào thời cận đại, hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt chủ quyền.
Và trong bài viết mới đây nhất của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã lý giải rất rõ ràng vì sao từ biển Cochinchina (Giao Chỉ gần Trung Hoa), người phương Tây đã ghi sai nhầm là biển China.
Tuy vậy, nhiều người Trung Quốc vẫn lầm tưởng rằng cái tên Nam Trung Hoa đồng nghĩa với việc biển Đông là chủ quyền của Trung Hoa. Trong các bài viết của China Daily, tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Trung Quốc, tên gọi biển Nam Trung Hoa nhiều khi còn được dùng là " vùng biển phía Nam của Trung Quốc" (China's South Sea).
Sự "lầm tưởng" này mang lại những tác hại vô cùng nghiêm trọng: một mặt kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong chính người dân Trung Quốc, một mặt cũng khiến cho tiếng nói của các quốc gia ASEAN có tranh chấp trên biển Đông cũng bị yếu thế hơn trong truyền thông quốc tế.
Chẳng thế mà trong đầu tháng 6 vừa qua, Philippines vừa tuyên bố sẽ gọi biển Đông là biển "Tây Philippines" (East Philippines Sea), thay vì tên biển Nam Trung Hoa mà họ vẫn thường sử dụng. Thậm chí có một số ý kiến cho rằng nên đổi hẳn tên quốc tế của biển Đông là biển Đông Nam Á (South East Asia Sea) để xóa hẳn sự mập mờ trong tên gọi này.
Nói về cái lý "nhắc đến tên tôi có nghĩa là của tôi" của Trung Quốc, một bình luận của độc giả trên tờ Economist mỉa mai: "Biển Nam Trung Hoa nên nó là của Trung Hoa? Vậy là Ấn Độ Dương sẽ thuộc về Ấn Độ? Nếu đó là thật, có lẽ các quốc gia khác cũng nên nghiêm túc xem xét việc thay đổi quốc danh... Về phần Trung Quốc, có lẽ họ sẽ muốn đổi tên nước thành "Thái Bình Dương."
Tác giả: KHẮC GIANG
* Biển Đông:
- [TVN] Tại sao Trung Quốc phải xuống nước về vấn đề quần đảo Trường Sa
- [TVN] Một vũ khí sắc bén bị bỏ quên (do người đứng đầu cả)
- [ĐV] Phanh phui 'kế mới' độc chiếm biển Đông của Trung Quốc
- [SGTT] Lại xảy ra đánh bom ở Trung Quốc (bất ổn XH, do tham nhũng, chiếm đất dân)
- [SGTT] Máy bay "lạ" xua đuổi ngư dân Philippines
- [VnEx] Philippines muốn có khí tài hiện đại của Mỹ
- [TVN] Hoài niệm và tham vọng tàu sân bay
* Văn Hóa - Giáo Dục:
- [LĐ] Nguồn nhân lực Việt Nam phát triển mất cân đối và [DT] Đào tạo nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu thực
- [HV] Nên “phanh” cái đà dùng từ Mỹ khi nói và viết tiếng Việt
- [SGTimes] Để giải quyết xu hướng lá cải hóa
- [VanVN] Trao đổi về chuyện Lý luận phê bình bị bỏ rơi và rẻ rúng
- [SGTT] Lương y như từ mẫu: còn không?
- [VHTT] Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - Người “Bắt mạch” cho nghệ sĩ
- [VanVN] Những giấc mơ nằm nghiêng: Tưởng nhớ nhà thơ Hoài Anh
- [LĐ] Cô giáo rớt viên chức do thiếu số đo vòng ngực (vụ này như cấp BLX)
- [TT] Sinh viên tố cáo giảng viên gạ gẫm vào nhà nghỉ [VnEx] Nữ sinh tố thầy gạ tình khi hướng dẫn làm luận văn (vụ này căng à nha, cô cứ..., xong báo cáo rồi...)
- [VnEx] 1001 kiểu vi phạm quy chế thi đại học
- [ĐV] Bí mật nhan sắc của cung tần mỹ nữ Huế
* Kinh Tế - Chính Sách:
- [VnEx] 'VN là điểm nóng tăng trưởng của thế giới'
- [VnEc] Xuất khẩu nông sản: Tiếp nối lạc quan
- [VnEc] “Miễn, giảm, giãn thuế để khoan sức dân”
- [CafeF] Reuters: Lãi suất tiền đồng sẽ dần hạ khi thanh khoản cải thiện
- [LĐ] Lãi suất vẫn “xanh vỏ đỏ lòng”; Duy trì chiều hướng hạ lãi suất
- [TVN] Không thể 'đẽo cày" chính sách cho nhóm lợi ích thu hoạch
- [SGTT] Vẫn rối chuyện đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
- [LĐ] TKV trần tình việc nhập khẩu than [TT] Xuất than cửa này, nhập cửa kia!
- [ĐTCK] Giải mã phép tính "than ngoại rẻ hơn than nội"
- [TT] Vụ chuyển giá “lãi thành lỗ”: Lan sang doanh nghiệp trong nước
- [LĐ] Đưa BĐS ra khỏi phi sản xuất nhưng trong tầm kiểm soát
- [LĐ] 6 tháng cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?
- [TN] Bát nháo mua bán suất tái định cư và Gian lận mua nhà giá rẻ
- [TVN] Mua chung giá rẻ: 'Giảm giá 80% vẫn không lỗ'
- [SGTimes] Điều chỉnh căn hộ theo nhu cầu thị trường [DT] Sở hữu căn hộ cao cấp có còn khó khăn? [VTC] Hiểu thị trường, chớp thời cơ mua nhà [VB] "Mánh" của các sàn giao dịch
- [VEF] Giá ôtô cũ - mới sắp 'loạn cào cào'?
- [TT] Thị trường điện máy: chật vật giữ khách hàng
- [VnEc] “Tăng lương vẫn là một vòng luẩn quẩn”
- [ĐT] Thiếu lao động ảo
- [TN] Băn khoăn chuyện giá điện
- [LĐ] Thêm cơ sở giảm giá xăng, dầu [VTV] Tăng thuế hay hạ giá xăng dầu?
- [SGTimes] Tình hình xây dựng sẽ tiếp tục trầm lắng
- [SGTT] Mỗi năm, xe máy gây thiệt hại cho TP.HCM trên 1 tỷ USD?
- [VEF] Sao Mỹ không thể xử lý vấn đề ngân sách và trần nợ?
* Tin khác:
- [TN] Giá trị đích thực (về chăm sóc khách hàng)
- [TT] Trắng tay vì bán hàng đa cấp
- [VnEx] Mất tiền vì chiêu lừa trúng thưởng xe hơi
- [TVN] “Đã đến lúc VN cần chấp nhận hôn nhân đồng tính”?
- [VNN] Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội
- [RFA] Yêu cầu chính quyền công khai chuyện nước
- [TVN] Nữ thủ tướng Thái: Ẩn số đẹp hay lá bài cuối cùng?