[ĐĐK] Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hoàng triều dư địa toàn đồ (1728, 1729) cho thấy cương giới phía Nam Trung Quốc chỉ đến phủ Quỳnh Châu (Hải Nam) |
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).
Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán,một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt. |
Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).
Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan. |
Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.
Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.
Nhóm PV Biển Đông
* Biển Đông:
- [RFI] Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền trên Biển Đông
- [RFI] Trung Quốc tăng cường sức ép trên Việt Nam sau khi Hà Nội tỏ thái độ hòa dịu trên vấn đề Biển Đông
- [BBC] TQ kêu gọi Việt Nam thực hiện 'đồng thuận'
- [Bee] Australia: Phần lớn căng thẳng trên Biển Đông là do Trung Quốc
- [VNN] Báo Trung Quốc “tố” Mỹ muốn thấy bất ổn trong khu vực [TT] Thượng viện Mỹ: cần tìm giải pháp hòa bình cho biển Đông
- [SGTT] Tọa đàm về Biển Đông tại Pháp
- [Bee] Phúc đáp vô trách nhiệm với khoa học của tác giả TQ
- [TVN] Lập Hiệp định 'vùng xám" thay lệnh cấm đánh cá đơn phương?
- [TVN] Mạng lưới quân sự châu Á
- [ĐV] Tìm hiểu lực lượng tác chiến đặc biệt của Trung Quốc
- [VOA] Nợ xấu là mối quan tâm lớn ở Việt Nam
- [VEF] Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn rình rập
- [VEF] Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,57%
- [VB] Lạm phát cả năm không dưới 16%
- [SGTT] Tiền ngân sách sử dụng chưa hiệu quả
- [SGTimes] DNNN: Đi tìm yếu tố cốt lõi
- [VnEc] Nhiều tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất bị lợi dụng để trục lợi [VnEx] Quốc hội soi lại hiệu quả gói kích cầu 2009 [DT] Xét lại hàng trăm tỷ đồng kích cầu bị trục lợi [TN] Có hiện tượng lợi dụng chính sách kích cầu để trục lợi
- [VNN] Vượt thu, bội chi – không thể cứ nhận lỗi rồi tái phạm [DVT] Bộ Tài chính: Bội chi ngân sách 6 tháng ước 27.780 tỷ đồng
- [VnEc] Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình: Lãi suất huy động VND vượt trần
- [DVT] NHNN sẽ ban hành Thông tư kiểm soát thị trường liên ngân hàng
- [VnEc] Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn bất ổn
- [HNM] Nhiều ngân hàng vẫn “lách” trần lãi suất [ĐTCK] Chế tài kiểu “linh hoạt” [TP] Ngân hàng đành chịu phạt
- [Vn+] Thêm nhiều tín hiệu tốt cho mục tiêu giảm lãi suất [VEF] Giảm lãi suất: Le lói ánh sáng cuối đường hầm?
- [VnEc] Hơn 220 nghìn tỷ đồng dư nợ bất động sản
- [DĐDN Tỷ giá sẽ lên 22.000 VND/USD vào giữa 2012?
- [LD] Xem xét thu hẹp trạng thái ngoại tệ các NH xuống +/-20% [SGTimes] Ngân hàng sẽ không được giữ nhiều đô la
- [VB] Vàng sẽ không nhiều xáo trộn!
- [VnEx] Nhiều ngân hàng vẫn chưa thoát 'nợ' vàng
- [VnEc] Cắt giảm đầu tư công: Nhiều nơi vừa làm vừa... đợi
- [DVT] GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1,387 triệu đồng/tháng
- [NLD] Phân biệt lương tối thiểu chung với lương tối thiểu vùng
- [SGTT] TP.HCM: lạm phát tăng, lao động biến động
- [Vn+] Lao động trong “thời kỳ vàng”: Nhiều thách thức
- [VnEx] Công chức làm giàu bằng cách nào?
- [VnEc] Cải cách hành chính: Cần thêm những bước đột phá
- [VnEx] Doanh nghiệp tự cứu mình trong lạm phát [TT] Sức ép lạm phát tiếp tục “đè” doanh nghiệp [DT] Doanh nghiệp Việt cầm cự với lạm phát
- [Vn+] Chứng khoán thời khủng hoảng: Tìm đến triết lý Phật giáo
- [ĐV] ‘Cuộc chiến’ mỳ tôm sắp 'ngừng bắn'?
- [Vn+] "Tiếp tục thanh tra, nhất là trong lĩnh vực đất đai"
- [DĐDN] Vì sao Bộ Xây dựng đề nghị “giải cứu” thị trường bất động sản?
- [TP] Thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng như ma trận
- [DĐDN] CBRE: Cơ hội đầu tư dài hạn đã xuất hiện trên thị trường BĐS?
- [VEF] Thời đại của hệ thống tài chính Trung Quốc
- [VEF] Trung Quốc đang gây ra bong bóng BĐS toàn thế giới
- [VEF] BĐS Trung Quốc: 'Voi cưỡi xe đạp' đi đâu?
- [Vn+] Nhiều nước Eurozone tuyên bố "thắt lưng buộc bụng"
- [ĐV] IMF chính thức có nữ Tổng giám đốc đầu tiên [DT] 10 điều nên biết về người phụ nữ quyền lực hàng đầu thế giới [ĐV] Nữ TGĐ IMF mắc 'bệnh'... dị ứng với đàn ông
- [Vn+] Những thách thức chờ đón tân Tổng giám đốc IMF
- [VOA] Thống đốc Ngân hàng Afghanistan từ chức, chạy trốn khỏi nước
- [TT] “Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”
- [DT] GS Ngô Bảo Châu: Đầu tư cho Toán học tốt sẽ thu hút được nhân tài
- [VTC] Đắng lòng bữa cơm đạm bạc của các sĩ tử mùa thi
- [SGTT] Đến nơi thờ phượng học đạo... vợ chồng
- [TVN] Thời đại người giám sát thành kẻ bị giám sát
- [TVN] Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?
- [ĐV] ‘Bom’ tin đồn và cạm bẫy
- [VnEx] Người tiêu dùng ngại kiện, hàng nhái được dịp tung hoành
- [TP] Hồng Thu: Không bao giờ bỏ qua đàn ông tử tế
- [ĐV] Người mẫu Việt đang 'tự sát'
- [LD] Đã đến lúc không coi mại dâm là tệ nạn
- [NLD] Hacker trộm tài khoản cán bộ ngoại giao, lừa hàng trăm triệu đồng
- [ĐV] Thân phận 'cụ Đề' nghìn tuổi trên đường Hoàng Hoa Thám
- [VEF] Ít tiền có làm thương hiệu được không?
- [DĐDN] 10 thương hiệu nổi tiếng có nguy cơ bị "tuyệt chủng" vào năm 2012
- [DĐDN] “Khi người ta chết là lúc mình sống”
- [TP] Mạng xã hội Google Plus cạnh tranh Facebook
- [ĐV] 'Lộ diện' tỷ phú mới giàu nhất thế giới
- [VEF] iCloud: Bước tiến hay... bước lùi công nghệ?