Kỹ năng giải quyết vấn đề: Tóm lược và thực hành 2 phương pháp

30/6/110 nhận xét

[Marketing4u.vn] Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.


Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, chắc hẳn bạn thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Cũng có khi bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại mình và hãy trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - PROBLEM SOLVING SKILLS sẽ giúp bạn giải được bài toán đó bằng việc cung cấp những thông tin hữu ích nhất để bạn có thể trau dồi thêm khả năng giải quyết vấn đề của mình.

Thông thường để giải quyết một vấn đề, về cơ bản có các bước sau:

1. Nhìn nhận và phân tích:
Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì...? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.

2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề:
Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết.

Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.

3. Hiểu vấn đề:
Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?

Ở đây ta cần tìm hiểu vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi:
  • Tính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)?
  • Yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì?
  • Nguồn lực để giải quyết vấn đề?
  • Vấn đề này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?
  • Bản chất của vấn đề là gì?
  • Những đòi hỏi của vấn đề?
  • Mức độ khó - dễ của vấn đề?
4. Chọn giải pháp:
Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

5. Thực thi giải pháp:
Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v...

6. Đánh giá:
Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.

K: Thông tin (Knowledge)
O: Mục tiêu (Objectives)
A: Phương án ( Alternatives):
L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead)
A: Hành động (Action)

Chúc các bạn có những quyết định sáng suốt khi giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống từ đơn giản đến phức tạp với những bí quyết, bài học và kinh nghiệm tiếp thu được qua chuyên đề.


Phương pháp: Thinking Outside Of The Box
(Tư duy theo chiều hướng mới)

Vào năm 1969, John Adair đã giới thiệu một trò chơi đã làm đau đầu nhiều nhà thông thái, đó là nối 9 điểm bằng 4 đường thẳng liên tục và không nhấc bút khỏi mặt giấy. Bạn có giải được câu đố này không?


Nếu bạn chỉ nghĩ đến những đường kẻ bao xung quanh cả 9 điểm như một chiếc hộp thì bạn sẽ không bao giờ có thể nối được các điểm đó lại với nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thử nghĩ cách kẻ những đường thẳng ra ngoài “chiếc hộp” đó thì mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Và từ đó câu thành ngữ: “Think outside the box” ra đời.

Câu thành ngữ này có nghĩa là phải sáng tạo trong suy nghĩ, không suy nghĩ theo lối mòn tư duy và những định kiến trong xã hội. Box (chiếc hộp) ở đây có ngụ ý là những định kiến, những suy nghĩ sẵn có, nó bao bọc lấy tư duy và suy nghĩ của con người, giới hạn khả năng tưởng tượng của chúng ta. Phần bên trong chiếc hộp là có giới hạn, còn phần bên ngoài chiếc hộp là vô hạn. Nếu chúng ta có thể suy nghĩ ra ngoài chiếc hộp thì khả năng sáng tạo của chúng ta sẽ là vô biên.


Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh, nếu chúng ta cứ suy nghĩ mãi theo một hướng thì đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy bế tắc và không có hướng giải quyết. Nhưng nếu thử suy nghĩ theo một chiều hướng khác đi, chúng ta sẽ thấy vấn đề trở nên đơn giản vô cùng. Nếu bạn biết nhìn xa trông rộng và xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh thì vấn đề sẻ được giải quyết một cách hiệu quả hơn rất nhiều.

Chính vì thế, để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn phải luôn nhớ một điều là hãy "think outside the box" để có được cái nhìn sáng suốt trước mọi vấn đề và vướng mắc nảy sinh trong cuộc sống.

Đoạn video dưới đây của chuyên gia Dennis Gilbert sẽ là một ví dụ minh họa điển hình về việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy theo một chiều hướng mới.


Phương Pháp Tư Duy 3 Chiều

Như đã đề cập trong bên trên về 'Thinking outsite of the box' (tư duy theo một chiều hướng mới), xin được giới thiệu đến các bạn một phương pháp tư duy mới - phương pháp tư duy 3 chiều (3D) trong giải quyết vấn đề được khởi nguồn từ ý tưởng sáng tạo trong giải quyết vấn đề nói trên.

3D ở đây được hiểu là phương pháp tư duy sáng tạo, nhiều chiều với ý nghĩa chính của 3D chính là: Depth (Chiều sâu của kiến thức), Distance (Nhìn xa trông rộng), Determination (Sự quyết tâm)

Trong Video dưới đây, chuyên gia kỹ năng mềm trong lĩnh vực sáng tạo lối tư duy để giải quyết vấn đề James Feldman sẽ trao đổi với chúng ta về phương pháp tư duy 3 chiều của ông. Không chỉ đơn thuần là sự sáng tạo để tìm ra hướng mới trong giải quyết vấn đề mà còn là sự tác động mạnh mẽ đến những điểm mấu chốt của vấn đề qua lối tư duy 3 chiều đó để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Quá trình tư duy sáng tạo này sẽ giúp cho chúng ta 'nhìn xa trông rộng', tư duy theo những chiều hướng mới, nhìn sự việc dưới nhiều góc độ đê phân tích, tìm ra hướng giải quyết.


Marketing4u - Sưu tầm-tổng hợp theo hieuhoc.com
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP