Hàng hoá thiết yếu sắp tăng giá mạnh

6/6/110 nhận xét

(VnMedia)  Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, sắp tới hàng loạt mặt hàng thiết yếu như thuốc chữa bệnh, điện, nước giải khát… sẽ tiếp tục biến động mạnh theo xu hướng chung của thị trường.


Nước giải khát cũng vào mùa

Theo thông báo của các doanh nghiệp, kể từ tháng 5 vừa qua, giá các mặt hàng như bia, rượu, nước giải khát đã bắt đầu chạy hàng. Sản lượng bia trong tháng ước đạt 230 triệu lít, tăng 11,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hai Tổng công ty lớn trong ngành vẫn đảm bảo sản xuất ổn định và tăng trưởng cao do làm tốt công tác tiêu thụ và duy trì ổn định chất lượng sản phẩm.
Cụ thể, sản lượng bia của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội đạt 64,5 triệu lít, tăng 14,3%; Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn ước đạt 108,1 triệu lít, tăng 23,4%. Như vậy, tính chung 5 tháng, sản lượng bia các loại ước đạt 926 triệu lít, tăng 7,5% so với cùng kỳ. 


Về giá cả, trong tháng 5 vừa qua, giá sản phẩm bia không tăng nhưng giá các loại đồ uống, nước giải khát tiếp tục tăng 8 - 10%. 


Dự báo thời tiết hè năm nay kéo dài nắng nóng trên diện rộng nên sản xuất trong ngành sẽ tăng đột biến trong 2 tháng sắp tới, nhất là sản phẩm bia hơi.


Thuốc chữa bệnh sẽ tăng theo lộ trình

Theo Cục quản lý giá, trong tháng 5 vừa qua thị trường dược phẩm trong nước nhìn chung tương đối ổn định, nguồn cung hàng vẫn dồi dào đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân. 

Trong tháng một số ít loại thuốc nội và ngoại đều có biến động điều chỉnh giá tăng/giảm. Tuy nhiên, các mặt hàng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ lại có mức giá bán buôn so với giá nhập khẩu chệnh lệch khá cao. 

Cụ thể: thuốc Cefòlam 100 hộp 10 viên có giá bán buôn cao hơn giá nhập khẩu 39,76%, Max Fexim 100 hộp 10 viên cao hơn 120,88%, Pencid 200 hộp 100 viên cao hơn 119,43%...

Đối với loại thuốc có giá nhập khẩu thường biến động tăng/giảm chiếm khoảng 15% số lô hàng được nhập. Các mặt hàng có biến động giá chủ yếu tập trung vào các loại thuốc xuất xứ từ Ấn Độ, Pháp. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là hai thị trường chính cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất thuốc. Đây cũng là thị trường tập trung nhiều mặt hàng có thay đổi về giá. 

Theo Cục quản lý giá, nguyên nhân của việc này là do sau đợt điều chỉnh tăng giá do tác động của các yếu tố chi phí (xăng, điện, tỷ giá), mặt bằng giá thuốc mới đã được hình thành và hiện tương đổi ổn định. Lượng cung hàng hoá dồi dào, sự gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm và sự tăng cường kiểm tra kiểm soát của Nhà nước đã góp phần bình ổn giá thuốc.

Dự báo, trong thời gian tới giá một số ít thuốc ngoại và nội có thể tăng với biên độ hẹp khi các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giá một số loại thuốc do tác động của các yếu tố đầu vào theo lộ trình. 

Điện tăng theo cơ chế thị trường

Theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 1/6 giá điện trong nước sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát, đến thời hiện tại ngành điện tạm thời chưa tính đến việc tăng giá điện từ đầu tháng 6.

Trong khi đó, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lại cho biết, hiện tại ngành điện vẫn đang chịu nhiều áp lực từ việc chi phí nguyên vật liệu vẫn không ngừng biến động, mà sản lượng điện cung cấp ra thị trường vẫn không ngừng tăng lên. Điều này đã khiến các công ty điện gặp nhiều khó khăn, cùng với đó việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài cũng kém hiệu quả.

Dựa vào số liệu của Bộ Công Thương, sản xuất điện tháng 5 ước đạt 8,57 tỷ kWh, tăng 8,8% so với tháng 5/2010; tính chung 5 tháng ước đạt 39,37 tỷ kWh, tăng 9,3% so với cùng kỳ. 

Như vậy, với diễn biến phức tạp của thị trường và giá cả chi phí nguyên vật liệu không ngừng tăng như hiện nay, việc tăng giá điện trong thời gian tới là khó có thể tránh khỏi.

Phân bón chỉ biến động nhẹ

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường phân bón trong tháng 5 vừa qua nhìn chung đã ổn định, lượng tiêu thụ không đột biến. Tuy nhiên, việc bình ổn giá phân bón trên thị trường gặp khó khăn do phải nhập khẩu một lượng lớn phân bón nên phụ thuộc vào sự biến động của giá thế giới. 

Giá phân lân tại 2 thị trường Hà Nội và Đà Nẵng vào khoảng 2.800 đồng/kg. Trong khi đó, tại TP.HCM, An Giang, Cần Thơ, giá phân lân có nhỉnh hơn, đạt 2.900 đồng/kg. Giá phân DAP về tới đại lý cấp 1 ở Hậu Giang là 750 nghìn - 780 nghìn đồng/bao (tùy loại), phân urê gần 500 nghìn đồng/bao. 

Dự báo thị trường phân bón tháng 6 sẽ có biến động đáng kể do ảnh hưởng của việc Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu và giá phân urê thế giới liên tục tăng trong những ngày gần đây.

Thép khó tăng mạnh

Theo thông báo, sản suất thép các loại 5 tháng ước đạt gần 2,3 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ (trong khi 4 tháng tăng 9,8%), trong đó, thép tròn ước đạt 1,9 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho mùa sản xuất thì sản lượng phôi thép của Tổng công ty Thép Việt Nam 5 tháng ước đạt 505 nghìn tấn, tăng 30,2% so với cùng kỳ. 

Tình hình tiêu thụ thép trong tháng giảm do tác động của việc thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết. Lượng tồn kho thép xây dựng khoảng gần 450 nghìn tấn, phôi thép khoảng 500 nghìn tấn. 

Vì vậy dự báo, với lượng thép tồn kho và sản lượng sản xuất hàng tháng như hiện nay sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu mùa xây dựng năm nay. Giá thép trong nước trong thời gian tới sẽ không tăng đột biến kể cả trường hợp giá nguyên liệu thép trên thế giới tăng.
Yến Nhi
Các bài khác:
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Tư vấn quản trị

Xem thêm »

Tư vấn tiếp thị

Xem thêm »

Tư vấn bát tự

Xem thêm »

Tư vấn phong thủy

Xem thêm »
 
TOP