[VN+] Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) được tổ chức tại Hà Tĩnh trong ngày 8-9/6 tới, sẽ tập trung vào 4 nội dung chính gồm tái lập và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô; tích cực bảo vệ người nghèo; phòng chống tham nhũng trong công nghiệp khai khoáng và hiệu quả viện trợ.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Về hiệu quả viện trợ phát triển, trong cuộc họp báo chiều 2/6, bà Victoria Kwakwa cho rằng, tỷ lệ giải ngân hiện chưa được như mong muốn, trước hết bởi công tác chuẩn bị cho các dự án chưa thật tốt. WB đang làm việc sát sao với các cơ quan Chính phủ Việt Nam để đảm bảo các dự án được chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng và ngay sau khi được phê duyệt, có thể bắt tay ngay vào thực hiện.
Bên cạnh đó, năng lực hạn chế ở cấp địa phương cũng đã ảnh hưởng tới quá trình quản lý, giám sát và hiệu quả thực hiện các dự án, trong khi đó việc nâng cao năng lực của các địa phương tiếp nhận và thụ hưởng dự án, không phải là việc có thể làm trong một sớm, một chiều. Điều này đòi hỏi trong quá trình thiết kế dự án cần tính đến các dự án không quá phức tạp.
Ngoài ra, cần tránh những khác biệt trong quy trình, thủ tục, hướng dẫn thực hiện các dự án giữa hai bên: WB và Chính phủ Việt Nam (cụ thể là các quy trình, thủ tục, hướng dẫn trong thực hiện đấu thầu và quản lý tài chính).
Bà Victoria Kwakwa cũng ghi nhận những tác động tích cực từ việc thực hiện các gói giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ; đồng thời cho rằng cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ và hiệu quả các nhóm giải pháp này.
Về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bà Victoria Kwakwa nói: Chính phủ Việt Nam đã có một chiến lược rất toàn diện, tạo khuôn khổ, nền tảng tin cậy cho các nỗ lực chống tham nhũng và đã đạt nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cần cân đối tất cả các khía cạnh và phương diện khác nhau, như quy định về khung hình phạt, tính minh bạch trong quản lý đầu tư công,... thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm các hành vi tham nhũng khó xảy ra hơn.
Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, ông Deepak Mishra (chuyên gia kinh tế trưởng của WB) chỉ ra rằng, chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô dựa trên các biến số về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, lạm phát... của Việt Nam những tháng gần đây tuy không tăng vọt như thời điểm giữa năm 2008, nhưng thời gian tăng lại dài hơn.
Sau Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có sự đồng thuận cao trong việc đề ra và thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Và Nghị quyết 11 của Chính phủ là một tài liệu chính sách mạnh mẽ, một bước đi quan trọng, với những mục tiêu hợp lý, củng cố lẫn nhau, nhằm giải quyết nhiều vấn đề có tính chất cơ cấu.
Mặc dù việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ đã mang lại một số kết quả, nhưng Việt Nam cần nhiều nỗ lực hơn để kiểm soát đầu tư công, giải quyết nợ công, cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, tăng cường hệ số trách nhiệm và cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư.
Để lấy lại ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam cần thực hiện một cách chắc chắn các giải pháp đã đề ra, duy trì 3 chỉ số quan trọng: giảm lạm phát xuống một con số, giảm chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá ngoài "chợ đen," dự trữ ngoại hối càng cao càng tốt, tối thiểu phải bảo đảm đủ tài trợ cho 2,5 tháng nhập khẩu.
Về viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, ông Deepak Mishra cho biết, lạm phát có thể sẽ giảm xuống 15% vào cuối năm nay; thâm hụt tài khoản vãng lai tăng nhưng vẫn trong giới hạn cho phép, mức tăng trưởng GDP sẽ gần với kịch bản thấp về chỉ tiêu phát triển mà Chính phủ đã đề ra (khoảng từ 6-6,5%)./.
Các bài khác:
[TuanVN] Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc luôn "mềm nắn, rắn buông"
[TuanVN] Ai đang làm nổi sóng ở biển Đông?
[SGTimes] Sự cố biển Đông và mưu đồ của Trung Quốc
[SGTT] Biển Đông nhỏ chưa hẳn yếu
[SGTimes] Mỹ cam kết thúc đẩy an ninh châu Á (tin được không?, nên tin trước đã)
[TuanVN] Kế hoạch bá chủ về kinh tế của Trung Quốc
[TuanVN] Ai đang làm nổi sóng ở biển Đông?
[SGTimes] Sự cố biển Đông và mưu đồ của Trung Quốc
[SGTT] Biển Đông nhỏ chưa hẳn yếu
[SGTimes] Mỹ cam kết thúc đẩy an ninh châu Á (tin được không?, nên tin trước đã)
[TuanVN] Kế hoạch bá chủ về kinh tế của Trung Quốc
[VnEx] Vinashin lại xin giảm nợ
[VnEx] Vinashin lỗ, nợ nhiều hơn báo cáo
[LD] Ba bộ có trách nhiệm trong sai phạm của Vinashin
[TuanVN] Ngành hàng không Việt Nam thua lỗ đến bao giờ?
[LD] Tín dụng xuất hiện sự lệch pha lớn
[SGTimes] Tín dụng chứng khoán: lỗi tại ai?
[SGTimes] Bí mật các khoản phải thu khác (chứng khoán)
[SGTimes] Bức tranh thật về tài trợ
[SGTimes] Thấy gì từ nguồn gốc doanh thu của công ty chứng khoán
[DT] Cần bịt "lỗ hổng" trong chính sách sử dụng đất đai
[SGTT] Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh
[LD] Đừng đẩy hết lỗi cho người tiêu dùng
[SGTimes] Thị trường ôtô thế giới tụt dốc trong tháng 5 (nhưng VN rất sôi nổi)
[Tiasang] Không thỏa hiệp trong đảm bảo chất lượng giáo dục
[Bee] Ai là người Việt đầu tiên đỗ tiến sĩ ở nước ngoài
[VnEx] Vinashin lỗ, nợ nhiều hơn báo cáo
[LD] Ba bộ có trách nhiệm trong sai phạm của Vinashin
[TuanVN] Ngành hàng không Việt Nam thua lỗ đến bao giờ?
[LD] Tín dụng xuất hiện sự lệch pha lớn
[SGTimes] Tín dụng chứng khoán: lỗi tại ai?
[SGTimes] Bí mật các khoản phải thu khác (chứng khoán)
[SGTimes] Bức tranh thật về tài trợ
[SGTimes] Thấy gì từ nguồn gốc doanh thu của công ty chứng khoán
[DT] Cần bịt "lỗ hổng" trong chính sách sử dụng đất đai
[SGTT] Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh
[LD] Đừng đẩy hết lỗi cho người tiêu dùng
[SGTimes] Thị trường ôtô thế giới tụt dốc trong tháng 5 (nhưng VN rất sôi nổi)
[Tiasang] Không thỏa hiệp trong đảm bảo chất lượng giáo dục
[Bee] Ai là người Việt đầu tiên đỗ tiến sĩ ở nước ngoài
[TTO] Người dân vùng đệm rừng UMinh: Bám rừng...ôm nợ
[BDV] Sức hút "thần kỳ" của vú nàng (đừng nghĩ bậy nha, dành cho nam giới)
[SGTT] Bài 1: Mở web và giấc mơ tỷ phú
[BDV] Sức hút "thần kỳ" của vú nàng (đừng nghĩ bậy nha, dành cho nam giới)
[SGTT] Bài 1: Mở web và giấc mơ tỷ phú