[TVN] Biển Đông không có vẻ gì sẽ là “vùng biển dữ” về mặt quân sự, nhưng nó vẫn là “trái táo bất hòa” của khu vực. - GS Brantly Womack, ĐH Virginia (Mỹ) nhận định. (TVN đã đổi tiêu đề khác: Biển Đông: Vùng biển dữ hay trái táo bất hòa?)
Biển Đông và bước nhảy của Trung Quốc
Cuộc tranh cãi chủ quyền Biển Đông hiện lên như là biểu tượng của căng thẳng khu vực và toàn cầu rõ ràng từ năm 2008. Dù không có một khủng hoảng quân sự nào, độ nóng của tranh chấp vẫn gia tăng, dẫn tới cuộc chiến ngôn từ năm 2010.
Trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc thực sự mạnh mẽ kể từ 2008, nhưng với cuộc khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc đã tạo được "bước nhảy hòa bình" (peaceful leap forward).
Tăng trưởng GDP năm 2009 giảm xuống còn 8,7% nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với các nền kinh tế khác trong khủng hoảng, và dự trữ ngân sách khổng lồ giúp Trung Quốc có thể đưa ra gói kích thích kinh tế khổng lồ cũng như mua các tài nguyên thiên nhiên ở nước ngoài ở diện rộng. Triển vọng tăng trưởng sắp tới của Trung Quốc cũng sáng sủa hơn nhiều so với các cường quốc khác.
Biển Đông không đóng vai trò gì trong sự thịnh vượng của Trung Quốc cũng như những khó khăn mà các nước khác phải đối mặt. Tuy nhiên, bước nhảy của Trung Quốc mang lại hai tác động. Một là, nó làm gia tăng khoảng cách kinh tế giữa Trung Quốc và các láng giềng ĐNA, khiến các nước cảm thấy dễ bị tổn thương trước Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng làm giảm khoảng cách kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, khiến Mỹ lo lắng hơn về triển vọng một Trung Quốc là đối thủ thách thức. Hai thay đổi này trong vị thế kinh tế của Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan hệ chính trị và quân sự của Trung Quốc.
Dù chính sách của Trung Quốc duy trì như cũ, và sự tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đem lại lợi ích cho các đối tác, ĐNA vẫn ngày càng lo ngại về khả năng bị đặt vào tình thế nguy hiểm trước Trung Quốc.
Liệu khu vực này có chuyển từ mối quan hệ láng giềng, anh em sang một nhóm các nước không đáng kể trong sân sau của Trung Quốc? Liệu Trung Quốc sẽ trở thành bá quyền ngạo mạn và đòi hỏi? Liệu Mỹ có thể tiếp tục đóng vai trò là người đảm bảo trật tự thế giới?
Năm 2010, mối lo ngại của ĐNA càng trở nên sâu sắc hơn bởi 2 hành động mang tính quyết đoán của Trung Quốc.
Một là, xem Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc. Điều này được cho là đã nêu trong bài phát biểu của Đới Bỉnh Quốc tại cuộc gặp ở Washington, nhưng theo điều tra của Michael Swaine, có thể đó là do sự hiểu sai của người Mỹ. Cho tới nay, chưa từng có lãnh đạo nào khác của Trung Quốc nhắc lại tuyên bố này. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không hề đưa ra lời bác bỏ nào. Khái niệm lợi ích cốt lõi được đưa ra thảo luận rộng rãi trên truyền thông và trong giới chuyên gia Trung Quốc về Biển Đông.
Hai là, Trung Quốc đưa ra "đường 9 đoạn" để mô tả yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Nội dung yêu sách của Trung Quốc khá mơ hồ.
Hai hành động này làm nổi rõ sự thiếu rõ ràng trong mục tiêu của Trung Quốc và do đó, làm dấy lên những mối quan ngại.
Ở điểm này, ĐNA đã gặp gỡ Mỹ trong mối quan ngại chung về Trung Quốc.
Mỹ và Biển Đông
Cho đến 2008, ưu thế vượt trội của hải quân Mỹ ở Biển Đông là điều không phải bàn cãi.
Ban đầu, mối quan ngại quân sự của Mỹ liên quan đến Trung Quốc gắn với cam kết của nước này nhằm bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị tấn công. Năm 2008 đánh dấu bước chuyển đặc biệt trong quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan và không trực tiếp đến lợi ích của Mỹ ở Biển Đông. Một là, việc thay đổi lãnh đạo Đài Loan khiến cho quan hệ hai bờ thay đổi. Đài Loan chuyển từ việc đòi độc lập sang mục tiêu hướng tới một quan hệ ít căng thẳng hơn và ưu tiên hơn trong việc tăng tốc phát triển quan hệ hai bờ.
Hai là, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đạt tới điểm có thể thách thức khả năng bảo vệ quân sự của Mỹ đối với Đài Loan. Kho vũ khí của Trung Quốc lớn với các tàu ngầm, tên lửa hành trình, và tên lửa đạn đạo tầm trung chính xác lại được tăng cường với việc thử nghiệm thành công tên lửa chống vệ tinh vào năm 2007. Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc khiến các nhóm tàu sân bay Mỹ đứng trước nguy cơ có thể bị tấn công. Tháng 1/2011, Trung Quốc thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên đúng vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Bắc Kinh.
Năng lực quân sự mới của Trung Quốc hiện nay gây nghi ngờ nghiêm trọng về việc liệu Mỹ có thể bảo vệ Đài Loan thành công với một chi phí chấp nhận được. Mặc dù Trung Quốc không thách thức ưu thế quân sự của Mỹ ở bên ngoài Trung Quốc. Về cơ bản Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với một tình hình bế tắc chiến lược.
Hai xu hướng này tác động đến thái độ chiến lược của Mỹ ở Biển Đông. Một mặt, khủng hoảng hai bờ eo biển giảm đi tạo điều kiện để các chiến lược gia xem xét những vấn đề khác trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung. Mặt khác, ưu thế vượt trội của quân đội Mỹ ở Biển Đông bây giờ là một dấu hỏi. Một khi Mỹ có thể bị đặt ra ngoài vấn đề Đài Loan, Mỹ cũng có thể bị đặt ra bên ngoài phần bờ biển còn lại của Trung Quốc, bao gồm cả Hải Nam.
Bên cạnh các nguyên nhân chiến lược trên, việc Mỹ chú ý hơn đến Biển Đông còn bởi Trung Quốc đã thách thức các tàu khảo sát của Mỹ vào các năm 2001 và 2009. Câu hỏi pháp lý cơ bản là liệu các hoạt động khảo sát được tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác có được xem là "qua lại không gây hại".
Ở cả hai trường hợp, tranh cãi liên quan đến các hoạt động tình báo gây nên căng thẳng, trong bối cảnh có nhiều hoài nghi về sức mạnh của cường quốc khu vực.
Vấn đề tự do hàng hải trở thành điển hình cho mối quan ngại mới của Mỹ đối với sức mạnh quân sự Trung Quốc. Mặc dù mối quan ngại này của Mỹ không đồng nhất với mối quan ngại của ĐNA, Trung Quốc vẫn là mối lưu tâm chung và mỗi bên đều mong muốn hỗ trợ của bên còn lại.
Tuy nhiên, Mỹ và Đông Nam Á đều có lợi ích lớn hơn trong việc gắn kết và hợp tác với Trung Quốc. Ngay cả hải quân cũng nằm trong danh sách dài các lĩnh vực có khả năng và đang hợp tác. Nhưng cả Mỹ và Đông Nam Á đều quan ngại về khả năng Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực, từ đó tiến tới mức kiểm soát toàn cầu. Mỹ không muốn trở thành một siêu cường thế giới trừ ở một khu vực, và Đông Nam Á không muốn bị đơn bóng trong sân sau của Trung Quốc.
Bất chấp những điểm đồng giữa Mỹ và Đông Nam Á trong mối quan ngại về Trung Quốc, vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa hai bên. Đông Nam Á liên kết sâu chặt với Trung Quốc và dù ở tình huống nào, họ không thể từ bỏ láng giềng. Mỹ quan ngại Trung Quốc sẽ thách thức vị trí siêu cường thế giới, và đầu mối của những thách thức mở rộng từ Đài Loan sang các vấn đề khác trong đó có Biển Đông. Với Đông Nam Á, viễn cảnh xấu nhất cho cả khu vực là lại trở thành chiến trường của các nước lớn.
Với Mỹ, đó chỉ là viễn cảnh xấu thứ hai, viễn cảnh xấu nhất là cuối cùng phải đối đầu với một Trung Quốc lớn mạnh ngay trên ngưỡng cửa của mình. Trong khi chính sách ngăn chặn có vẻ là chiến lược để giữ Trung Quốc trong tầm tay kiểm soát của Mỹ, thì Đông Nam Á trở thành tiền tuyến.
Cả ba bên: Trung Quốc, Đông Nam Á và Mỹ đang nỗ lực làm dịu đi sự đối đầu sau chuyến thăm Hà Nội tháng 7/2010 của Hillary Clinton. Trong hội nghị ADMM+ tháng 10, chủ đề Biển Đông đã bị né tránh và tấm hình kết thúc hội nghị là bộ trưởng quốc phòng các nước, kể cả Trung Quốc và Mỹ đều bắt tay nhau. Bức tranh ấy mang lại không khí lạc quan không thể chối cãi, vẫn có những hạn chế cố hữu ngăn khả năng xung đột ở Trường Sa và Biển Đông
Quá trình duy trì yêu sách chủ quyền ở Biển Đông là quá trình va chạm liên tục khó tránh bởi vì các yêu sách đều đòi hỏi chủ quyền tuyệt đối và cách thức để chứng minh chủ quyền là chiếm đóng. Một trong những sự cố lớn và đẫm máu nhất là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam tháng 3/1988, khi 72 thủy thủ Việt Nam đã bỏ mạng. Tuy nhiên, sự cố đã không bị leo thang, và qua hơn 2 thập kỉ, quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á đã bừng nở.
Liệu có thành chiến trường?
Rất khó để hình dung về một viễn cảnh Trường Sa ở đó, khủng hoảng sẽ vượt ra khỏi các sự cố riêng lẻ, do đó, không thay đổi tình hình chiếm đóng chung hiện nay. Tai nạn xảy ra, các sự cố không thể bác bỏ, nhưng quân sự hóa xung đột không có vẻ sẽ xảy ra. Các sự cố sẽ dẫn tới cơn bão đổ trách nhiệm lẫn nhau, nhưng sẽ không dẫn tới xung đột hay leo thang. Khả năng tạo nên chuyện đã rồi dựa trên một kế hoạch chống lại các bên yêu sách khác khó có thể thực hiện trọn vẹn. Người thắng cuộc (mặc định là Trung Quốc) sẽ bị cả khu vực xa lánh và sẽ cảnh báo những nước láng giềng khác cũng như các đối tác toàn cầu. Hợp tác quốc tế trong phát triển tài nguyên cũng không có vẻ sẽ diễn ra, và hậu cần cho vận tải, vận chuyển và quốc phòng sẽ rất khó khăn.
Nếu chính sách đối ngoại chung của Trung Quốc thay đổi mang tính bước ngoặt theo hướng trở thành một bá quyền khu vực hiếu chiến, có thể Trường Sa sẽ là chiến trường.
Để hành xử hiếu chiến, Trung Quốc cũng cần thời gian để phát triển, cuộc tranh cãi về Biển Đông sẽ chỉ là phái sinh hơn là yếu tố dẫn dắt và không còn cần trở thành một biểu tượng thực tế của những lo lắng.
Nhưng một sự cố quân sự ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Mỹ là hoàn toàn có thể. Mặc dù vậy, không có vẻ nó sẽ bắt nguồn từ Trường Sa hay tranh chấp ở đây sẽ dẫn tới leo thang. Cuộc đối đầu trực tiếp liên quan đến định nghĩa thế nào là "qua lại không gây hại" trong điều kiện tự do hàng hải ở vùng đặc quyền kinh tế, và một sự cố ở Trường Sa sẽ không dẫn tới hạn chế tự do hàng hải nói chung, bởi vì luồng đi lại ở khu vực vòng quanh quần đảo chứ không phải đi qua quần đảo.
Những sự cố như máy bay MP3 năm 2001 hay tàu Impeccable năm 2009 (các vụ đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông) là có thể, nhưng chúng không liên quan cụ thể đến quần đảo Trường Sa và chỉ liên quan gián tiếp đến Biển Đông. Sẽ là ngạc nhiên nếu các quốc gia Đông Nam Á vui vẻ với giải pháp của Mỹ xem các hoạt động tình báo (của Mỹ cũng như Trung Quốc) là hợp pháp trong giới hạn 12 hải lý.
Hệ lụy của những sự cố như vậy sẽ là những hành động đáp trả mang tính ăn miếng trả miếng hơn là tạo sự leo thang chung. Thời đại của những cuộc chiến như Anh - Tây Ban Nha 1739 (War of Jenkins's Ear) đã qua từ lâu.
Trường Sa không có vẻ gì sẽ là "vùng biển dữ" về mặt quân sự, nhưng nó vẫn là "trái táo bất hòa".
Với sự phức tạp trong việc đưa ra một giải pháp, mức độ đe dọa lớn là thấp, và những lợi ích nội bộ trong việc duy trì các yêu sách hiện tại, không ngạc nhiên khi nhiều đề xuất hợp tác ở Trường Sa được đưa ra từ 1990s không thành hiện thực. Ý tưởng về việc đặt sang một bên vấn đề chủ quyền và tiến trình phát triển chung gặp trở ngại rằng việc chia sẻ kết quả của phát triển chung chí ít, một phần hay toàn bộ, dựa trên yêu sách chủ quyền. Các biện pháp mạnh hơn, như hình thành Cơ quan quản lý Trường Sa, đòi hỏi chính điều còn thiếu trong "trái táo bất hòa": sự tin cậy lẫn nhau.
Xu hướng có vẻ hứa hẹn nhất trong việc kiểm soát căng thẳng ở Biển Đông chính là DOC 2002. Tuyên bố đặt sang một bên vấn đề chủ quyền, giải quyết lợi ích chung của tất cả các bên nhằm tránh các hành động bất ngờ và mang tính thù địch được tiến hành bởi bên thứ 3. Nó cũng nhấn mạnh cam kết của tất cả các bên tuân thủ UNCLOS và đảm bảo tự do hàng hải. Không nghi ngờ gì việc DOC đã giúp thập kỉ vừa qua yên bình hơn thập kỉ trước đó. Tranh cãi 2010 rõ ràng đã làm mới lại lợi ích của cả hai bên, Trung Quốc và ASEAN trong việc xây dựng một bộ hướng dẫn thực thi Tuyên bố. Trong khi tranh cãi chủ quyền phải giải quyết bởi các bên trực tiếp liên quan, hoặc bởi trọng tài mà hai bên đều chấp thuận, một thỏa thuận về quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc COC có thể được sắp xếp trên cơ sở rộng hơn, và bao gồm tất cả các bên tranh chấp trừ Đài Loan.
Cùng thắng?
Trong 20 năm qua, chính sách láng giềng tốt của Trung Quốc dẫn tới việc cải thiện quan hệ đáng kể với các nước xung quanh. Với Đông Nam Á, đây có thể là thành công ngoạn mục nhất của Trung Quốc, với sự đáp lại của ASEAN và các thành viên. Trung Quốc là đối tác hữu ích nhất với khu vực trong khủng hoảng tài chính châu Á, là quốc gia bên ngoài đầu tiên kí Hiệp định Thân thiện, và khu vực tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc được triển khai. Tuy nhiên, mối quan hệ không thể giải quyết một lần là xong, nó cần sự quản lý và điều chỉnh liên tục.
Triển vọng về một Trung Quốc trỗi dậy đạt vị thế quốc tế khá khác biệt trong con mắt của Trung Quốc và láng giềng. Với Trung Quốc, những thành công của nước này từ 2008 khẳng định sự khôn ngoan trong chính sách và là sự trở lại của hào quang quá khứ. Với láng giềng, sự thật rõ ràng duy nhất là họ ngày càng hội nhập với Trung Quốc, nhưng với sức nặng ngày càng giảm trong so sánh với Trung Quốc. Trường Sa không phải là không gian cho xung đột, nhưng là tiền tuyến của những ý định của Trung Quốc và lợi ích của Đông Nam Á.
Khẩu hiệu cùng thắng đã giúp Trung Quốc có quan hệ tốt với khu vực, nhưng do tính bất đối xứng ngày càng gia tăng khiến cho khẩu hiệu này không còn là hiện thực. Bên yếu hơn dễ tổn thương hơn trong một mối quan hệ bất đối xứng, và do đó, cần sự đảm bảo rằng không chỉ được lợi từ những mối liên hệ hiện tại mà sự phát triển chung của mối quan hệ không đe dọa lợi ích quan trọng của bên yếu. Căng thẳng 2010 là minh chứng của những bồn chồn đó: Đông Nam Á cho rằng họ nhận ra sự thay đổi trong tầm nhìn của Trung Quốc. Một quan hệ tốt hơn với Mỹ được chào đón không chỉ để kiềm chế Trung Quốc mà còn giúp ích cho sự bất đối xứng đang gia tăng.
Để đảm bảo rằng việc phát triển những sự liên hệ có lợi cho cả hai bên, Trung Quốc cần trấn an các láng giềng về những hành vi của mình. Điều này không bao hàm việc Trung Quốc hi sinh lợi ích của riêng mình, hay yêu sách của Trung Quốc tốt như hay tốt hơn yêu sách của các bên khác. Nhưng nó bao gồm việc tăng cường cam kết về hệ thống các hành vi như Hiệp ước Thân thiện hay DOC. Điều này mang lại sự trông đợi và cam kết lẫn nhau giữa những bên có lợi ích khác nhau có thể tranh cãi hoặc hòa hợp.
Lưu Hoàng lược dịch
Các bài khác:
- [TVN] Ba đợt “sóng” địa chính trị trên biển Đông [SGTT] Tình hình biển Đông: những động thái mới [VnEx] 'Yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp tình hình biển Đông' [T.Nhin] Trung Quốc mưu toan độc chiếm Biển Đông: Lợi bất cập hại
- [Bee] “Bể bạc” Việt Nam chứa bao nhiêu tỷ USD?
- [SGTT] Biển Đông và sự đồng thuận trong ASEAN
- [TVN] Sức hậu thuẫn của toàn dân tộc
- [VnEx] 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'
- [SGTT] Bất ổn xã hội tại Trung Quốc gia tăng (Vì sao vậy ta??? Bắt thang lên hỏi ông Trời!)
- [Bee] Đài Loan đưa thêm vũ khí tới Biển Đông
- [VnEx] Philippines sẽ tập trận với hải quân Mỹ
- [ĐTO] Ba phương án tài chính cho việc di dời các trường đại học (trung bình 50-60 triệu USD/trường, suy nghĩ tí, xây mới, hay mời thần đèn!)
- [Bee] Vina… sách 70 nghìn tỷ "Ai soạn sách? Vẫn mấy ông thầy soạn sách ngày xưa. Nếu có thêm thầy mới, chắc vẫn là mấy ông tư duy cũ. Mấy thầy giỏi giang thì trực tính ương ngạnh nói ngang, hết phản biện lại phản beo, còn khuya mới được dính phần"
- [VEF] 7 rào cản "giết chết" các phi vụ M&A tại Việt Nam
- [VEF] Nói và làm: Đầu tư tiền "khủng", thi công như rùa
- [T.Nhin] WB: NHNN nỗ lực nhưng…kết quả rất khiêm tốn
- [T.Nhin] ADB: Lạm phát ở Việt Nam sẽ được hạ thấp hàng tháng
- [VnEc] Chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang dần mở rộng?
- [VnEc] Tín dụng ngân hàng nước ngoài “phi mã”
- [LD] Rủi ro từ thị trường tín dụng phi chính thức
- [LD] Dự thảo về ký quỹ: Chặt và thoáng
- [T.Nhin] Bài toán xuất dầu thô - nhập xăng dầu
- [Bee] Lộ trình cho công nghiệp ô tô Việt Nam
- [DDK] Nhập siêu gia tăng: Cần “thuốc đắng”
- [SGTimes] Gánh nặng hàng tồn kho
- [T.Nhin] Vụ Vinashin: Hơn 20 cá nhân phải chịu trách nhiệm
- [LD] Viết thêm về giám sát DNNN :Tách bạch để quy trách nhiệm
- [T.Nhin] Nhà giá rẻ: “Điểm tựa” mới cho người thu nhập thấp
- [SGTT] Nhà cho người thu nhập thấp vẫn chỉ là giấc mơ (thực tế, tát mình cái!)
- [SGTT] Kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản (TS. Đ.H.Võ đã cảnh báo DN hồi cuối năm 2007 về chính sách này, nhưng ít ai để ý, kể cả chủ DN tôi tư vấn, ăn tết vào, chủ DN hỏi, sao mày không nói rõ cho anh biết! Lúc đó anh đang mơ DN 2 ngàn tỷ mà)
- [DV] Thoát 'án tử', DN địa ốc phải 'ăn cơm trước kẻng'
- [ICT] CNTT-TT phải là cốt lõi phát triển KTXH
- [DV] Tư vấn, phản biện sẽ ngày càng chuyên nghiệp (xã hội lúc nào cũng cần)
- [T.Nhin] Nhức nhối những xưởng "hành xác" trẻ thơ và Suy dinh dưỡng tại Việt Nam: Những con số đáng ngại
- [Bee] Xóa sổ xích lô?
- [Bee] Du khách Đà Lạt ngộ độc là do nước nhiễm vi khuẩn (nghĩ vu vơ, chắc do TQ khai thác bauxit gì đó trên cao nguyên thì phải? bậy bạ, mình nghĩ xấu cho người tốt!)
- [VnEx] Nghề quảng cáo, PR và event (có 7.000 công ty hoạt động)
- [SGTT] Thất vọng phim tài liệu Việt! (bây giờ xem "Gia đình phép thuật" vui lắm)
- [SGTT] WonderBuy tuyên bố phá sản (có những lý do hơi vô lý, cần theo dõi)
- [Vn+] Ngân hàng châu Á tăng trưởng bất chấp lạm phát
- [Vn+] Đà phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn còn rất mong manh
- [T.Nhin] Nga “rơi” khỏi BRIC?
- [DVT] Châu Âu đối mặt với làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ châu Á
- [T.Nhin] Lạm phát phi mã tại Ai Cập: Nguyên nhân và giải pháp
- [TVN] Ranh giới giữa giải trí và lạm dụng