Bàn luận về tín ngưỡng, tôn giáo luôn luôn là một vấn đề rất tế nhị (và nguy hiểm!) Cứ nhìn vào lịch sử thế giới qua các cuộc thánh chiến đẫm máu [...] thì thấy ngay tầm mức quan trọng của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận một tín ngưỡng.
Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hóa. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?
Câu trả lời có lẽ không gì khác hơn ngoài sự trả giá của nhiều nền văn hóa, văn minh. Đã có không ít dân tộc "mất tên" trên bản đồ văn hóa thế giới, hoặc thảng thốt nhận ra mình chỉ còn là một nền hóa nghèo nàn, lệ thuộc, thiếu bản sắc... Nếu trong lúc này, chúng ta nói người Việt Nam đang có xu hướng ấy thì rất có thể sẽ bị cho là rơi vào chủ nghĩa bi quan. Tuy nhiên, cái vươn vai thức dậy của kinh tế Việt Nam trong hơn một thập kỷ nay và những tác động tiêu cực đi theo nó không khỏi khiến người ta phải suy tư thêm về khái niệm "phát triển bền vững".
- Sơ lược về Tín Ngưỡng dân gian người Việt
- Từ đạo Phật nghĩ về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa
- Sự khác biệt giữa "Nghiệp" và "Số mệnh"?
- Làm thế nào để có cuộc sống An Vui - Hạnh Phúc?
- Phương pháp để phát tài, sức khỏe hóa giải tai nạn
- Phong thủy và Vận Mệnh