[Tư vấn Marketing4u - Kỹ năng thực hành] - Tuyển dụng là chủ đề không bao giờ cũ. Và có những câu hỏi gần như đã trở thành thông lệ khi tham gia một buổi tuyển dung. vì vậy, học cách trả lời tốt những câu hỏi này là cách để bạn khẳng định mình ngay từ những vòng đầu tiên của cuộc phỏng vấn.
Những câu hỏi mà Younger khuyến nghị nhà tuyển dụng nên đặt ra cho ứng viên chủ yếu xoay quanh công việc hay vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển và lý do ứng viên muốn thay đổi công việc.
Những câu hỏi mà Younger khuyến nghị nhà tuyển dụng nên đặt ra cho ứng viên chủ yếu xoay quanh công việc hay vị trí mà ứng viên đang ứng tuyển và lý do ứng viên muốn thay đổi công việc.
- Kỹ năng tổ chức công việc làm chủ thời gian
- Kỹ năng giao tiếp: Trắc nghiệm và thực hành
- Kỹ năng giao tiếp: Nói đúng và hiệu quả
- Làm thế nào để trở thành người thành công và hạnh phúc
- Kỹ năng tổ chức công việc: Chiến thắng buồn chán và tập trung làm việc
Younger cũng khuyên rằng nhà tuyển dụng nên lướt nhanh qua các câu hỏi này theo trình tự và không nên đào sâu vào chi tiết. “Chỉ sau vài phút lắng nghe ứng xử của ứng viên trước những câu hỏi rất cơ bản này, nhà tuyển dụng có thể biết được một số thông tin quan trọng về ứng viên, dù đó là tín hiệu tích cực hay tiêu cực, để có thể ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong tuyển dụng”, Younger giải thích.
1. Anh/chị cảm thấy công việc mà mình đang ứng tuyển như thế nào?
Phải thừa nhận rằng ngày càng có nhiều mẩu tin quảng cáo tuyển dụng rất hấp dẫn từ nhiều kênh truyền thông khác nhau và việc đa số người lao động đi tìm việc thông qua các mẩu tin này đã trở thành một chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu một ứng viên nào đó liên tục tìm việc mới vì bị thu hút bởi những mẩu tin quảng cáo tuyển dụng hấp dẫn như thế thì có thể anh ta chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì.
Anh ta chỉ đơn giản muốn tìm một công việc mới, bất kể là công việc gì và kỳ vọng vào một điều gì đó tốt hơn mà bản thân anh ta cũng không biết rõ. Điều đó có nghĩa là ứng viên cũng không hề cảm thấy háo hức với công việc hay công ty mà mình đang ứng tuyển. “Thêm vào đó, việc ứng viên thay đổi công việc thường xuyên là một báo động đỏ.
Điều này chứng tỏ rằng ứng viên không hề xây dựng quan hệ lâu dài, củng cố niềm tin của người khác ở bản thân mình và có thể có những lỗ hổng trong năng lực của mình khiến các công ty không giữ họ lại làm việc lâu dài”, Younger giải thích.
2.Anh/chị kỳ vọng điều gì ở công việc này trước khi bắt đầu?
Những câu trả lời quen thuộc từ ứng viên như “tôi muốn nắm bắt cơ hội tuyệt vời này”, “tôi muốn có cơ hội học hỏi về ngành thú vị này” hay “tôi muốn phát triển thêm một bước mới trong nghề nghiệp” không có gì là tiêu cực. Tuy nhiên, đôi khi cách trả lời “công thức” như vậy chưa thể hiện hết được những kỳ vọng thực tế hơn của ứng viên, tức là những “điều kiện cần và đủ” để giúp họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Trên thực tế, có rất nhiều ứng viên đưa ra những câu trả lời rất “to tát” như thế nhưng chỉ trụ lại doanh nghiệp được một thời gian ngắn sau khi được tuyển dụng. Vì vậy, khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng nên đánh giá những ứng viên đưa ra những điều kiện cụ thể và thiết thực.
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng các nhân viên tài giỏi thật sự không làm việc hết sức mình chỉ vì lương bổng hay chức vị. Họ làm việc hết mình thường là bởi vì họ đánh giá cao môi trường làm việc và cảm thấy vui vẻ khi làm việc ở đó. Họ hiểu được mình sẽ phát triển trong môi trường làm việc nào và điều gì sẽ là nguồn động viên hay điều gì sẽ tạo ra thử thách cho mình. Họ không những nói ra được những điều đó mà còn chủ động đi tìm chúng.
3.Vì sao anh/chị muốn từ bỏ công việc hiện tại?
Đôi khi, ứng viên muốn nghỉ việc để tìm một cơ hội tốt hơn. Nhưng cũng có khi động cơ duy nhất để ứng viên thay đổi công việc là vấn đề tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số nhân viên muốn nghỉ việc vì công ty cũ quá đòi hỏi ở họ hay họ gặp rắc rối với người quản lý trực tiếp hoặc các đồng nghiệp.
Trong những trường hợp này người phỏng vấn không nên tỏ ra phán xét ứng viên hay vội vàng đào sâu vào nhiều chi tiết liên quan đến lý do nghỉ việc của ứng viên. Thay vào đó, hãy tạo ra một bầu không khí cởi mở để ứng viên tự chia sẻ những quan điểm của mình một cách tự nhiên và chân thật. “Đây là cách nhanh nhất để nhà tuyển dụng đánh giá tinh thần đồng đội và trách nhiệm trong công việc của ứng viên.
Một số nhân viên không bao giờ có tinh thần sở hữu công việc và luôn xem các vấn đề là của người khác chứ không phải của họ. Một số ứng viên thường xuyên gặp các vấn đề rắc rối với sếp của họ thì cũng sẽ có thể gặp vấn đề rắc rối với chính bạn”, Younger giải thích
1. Anh/chị cảm thấy công việc mà mình đang ứng tuyển như thế nào?
Phải thừa nhận rằng ngày càng có nhiều mẩu tin quảng cáo tuyển dụng rất hấp dẫn từ nhiều kênh truyền thông khác nhau và việc đa số người lao động đi tìm việc thông qua các mẩu tin này đã trở thành một chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu một ứng viên nào đó liên tục tìm việc mới vì bị thu hút bởi những mẩu tin quảng cáo tuyển dụng hấp dẫn như thế thì có thể anh ta chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì.
Anh ta chỉ đơn giản muốn tìm một công việc mới, bất kể là công việc gì và kỳ vọng vào một điều gì đó tốt hơn mà bản thân anh ta cũng không biết rõ. Điều đó có nghĩa là ứng viên cũng không hề cảm thấy háo hức với công việc hay công ty mà mình đang ứng tuyển. “Thêm vào đó, việc ứng viên thay đổi công việc thường xuyên là một báo động đỏ.
Điều này chứng tỏ rằng ứng viên không hề xây dựng quan hệ lâu dài, củng cố niềm tin của người khác ở bản thân mình và có thể có những lỗ hổng trong năng lực của mình khiến các công ty không giữ họ lại làm việc lâu dài”, Younger giải thích.
2.Anh/chị kỳ vọng điều gì ở công việc này trước khi bắt đầu?
Những câu trả lời quen thuộc từ ứng viên như “tôi muốn nắm bắt cơ hội tuyệt vời này”, “tôi muốn có cơ hội học hỏi về ngành thú vị này” hay “tôi muốn phát triển thêm một bước mới trong nghề nghiệp” không có gì là tiêu cực. Tuy nhiên, đôi khi cách trả lời “công thức” như vậy chưa thể hiện hết được những kỳ vọng thực tế hơn của ứng viên, tức là những “điều kiện cần và đủ” để giúp họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Trên thực tế, có rất nhiều ứng viên đưa ra những câu trả lời rất “to tát” như thế nhưng chỉ trụ lại doanh nghiệp được một thời gian ngắn sau khi được tuyển dụng. Vì vậy, khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng nên đánh giá những ứng viên đưa ra những điều kiện cụ thể và thiết thực.
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng các nhân viên tài giỏi thật sự không làm việc hết sức mình chỉ vì lương bổng hay chức vị. Họ làm việc hết mình thường là bởi vì họ đánh giá cao môi trường làm việc và cảm thấy vui vẻ khi làm việc ở đó. Họ hiểu được mình sẽ phát triển trong môi trường làm việc nào và điều gì sẽ là nguồn động viên hay điều gì sẽ tạo ra thử thách cho mình. Họ không những nói ra được những điều đó mà còn chủ động đi tìm chúng.
3.Vì sao anh/chị muốn từ bỏ công việc hiện tại?
Đôi khi, ứng viên muốn nghỉ việc để tìm một cơ hội tốt hơn. Nhưng cũng có khi động cơ duy nhất để ứng viên thay đổi công việc là vấn đề tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số nhân viên muốn nghỉ việc vì công ty cũ quá đòi hỏi ở họ hay họ gặp rắc rối với người quản lý trực tiếp hoặc các đồng nghiệp.
Trong những trường hợp này người phỏng vấn không nên tỏ ra phán xét ứng viên hay vội vàng đào sâu vào nhiều chi tiết liên quan đến lý do nghỉ việc của ứng viên. Thay vào đó, hãy tạo ra một bầu không khí cởi mở để ứng viên tự chia sẻ những quan điểm của mình một cách tự nhiên và chân thật. “Đây là cách nhanh nhất để nhà tuyển dụng đánh giá tinh thần đồng đội và trách nhiệm trong công việc của ứng viên.
Một số nhân viên không bao giờ có tinh thần sở hữu công việc và luôn xem các vấn đề là của người khác chứ không phải của họ. Một số ứng viên thường xuyên gặp các vấn đề rắc rối với sếp của họ thì cũng sẽ có thể gặp vấn đề rắc rối với chính bạn”, Younger giải thích
Sưu tầm: Masgroup.vn
Theo: Doanhnhan